Hôm nay, CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam: Đừng nghĩ là “mỏ vàng lộ thiên”!

Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam
Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam
(PLO) - “Đường đã thông nhưng xe có chạy được không và đi được bao xa còn tùy thuộc vào chất lượng xe và lượng nhiên liệu nhiều hay ít. Thị trường đã mở nhưng nếu không chủ động tìm hiểu, thâm nhập thì cũng không thể chiếm lĩnh được”, đại diện Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) khẳng định với PLVN.

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hôm nay (14/1/2019) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Nhưng mọi thứ “không như là mơ” trước những mong đợi sẽ có hàng hóa nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam.

Giá hàng hóa nhập khẩu giảm không đáng kể

Theo những cam kết trong Hiệp định này, hàng hóa Việt Nam sẽ xuất đi 10 nước thành viên (Nhật Bản, Úc, Canada, Chile, Peru, Malaysia, Brunei, New Zealand, Mexico, Singapore) với những ưu đãi thuế khá cao. Ngược lại, hàng hóa của 10 nước này cũng sẽ xuất hiện tại thị trường Việt Nam với giá thấp hơn.

Tuy nhiên, theo Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong CPTPP cũng ở mức vừa phải nên mức độ giảm giá hàng hóa nhờ CPTPP sẽ không dễ để nhận ra. Trong khi đó, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Chilê... đều đã có Hiệp định thương mại (FTA) với Việt Nam nên CPTPP sẽ không đem lại giá trị gia tăng lớn cho họ. Đại diện của Vụ trên khẳng định, giá hàng hóa nhập khẩu từ những nước này cũng sẽ không giảm nhiều nhờ CPTPP. 

Do đó, ô tô cũng sẽ là một mặt hàng không được hưởng lợi nhiều (giảm giá) từ CPTPP. Vị đại diện này cho biết, với riêng ô tô, ngoài thuế nhập khẩu còn có thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại phí. Nếu giảm thuế nhập khẩu nhưng lại tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại phí thì giá ô tô cũng sẽ không giảm như mong đợi. 

Theo vị đại diện Vụ Chính sách Thương mại đa biên, đây là bài toán cân đối giữa cơ sở hạ tầng và số lượng phương tiện, không còn là bài toán bảo hộ nữa. Bên cạnh đó, cơ cấu chủ thể tham gia sản xuất và nhập khẩu ô tô cũng sẽ có tác động lớn tới giá ô tô. Nói thế để thấy rằng, thuế nhập khẩu đã, đang và sẽ không bao giờ là yếu tố duy nhất xác định giá ô tô. 

Được biết, trong 10 nước đối tác của CPTPP, Việt Nam đã có FTA với 7 nước. CPTPP chỉ tạo ra 3 thị trường mới là Canada, Mexico và Peru. Đây không phải là những thị trường quá lớn nên khả năng đem lại đột phá cho xuất khẩu là tương đối nhỏ. Tương tự, hàng hóa từ 3 thị trường mới này không xuất khẩu nhiều vào Việt Nam nên kỳ vọng hàng hóa Canada, Mexico, Peru sẽ xuất hiện nhiều và giá thấp ở Việt Nam là rất khó xảy ra. 

Hàng xuất khẩu có hưởng lợi nhiều?

Theo lý thuyết, ngay khi CPTPP có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam sẽ có một số cơ hội bởi đây là lần đầu tiên Việt Nam có FTA với Canada, Mexico và Peru. Tuy nhiên, Vụ Chính sách Thương mại đa biên khẳng định: “Như các FTA khác, CPTPP không phải là “mỏ vàng lộ thiên”. Đường đã thông nhưng xe có chạy được không và đi được bao xa còn tùy thuộc vào chất lượng xe và lượng nhiên liệu nhiều hay ít. Thị trường đã mở nhưng nếu không chủ động tìm hiểu, thâm nhập thì cũng không chiếm lĩnh được”. 

Cũng theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định này có hiệu lực hoặc theo lộ trình. 

Theo đó, đã có 6 nước phê chuẩn CPTPP, bao gồm Canada, Nhật Bản, Mexico, Úc, Singapore và New Zealand. Như vậy, tất cả các cam kết với Việt Nam trong CPTPP đã chính thức có hiệu lực ở các quốc gia này. Trong đó, đáng chú ý nhất là Singapore sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện Hiệp định.

Canada không kém cạnh khi xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đặc biệt, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay. Úc cũng cắt giảm 93% số dòng thuế (của khoảng 2,9 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam) ngay khi thực hiện Hiệp định. Mexico thấp hơn nhưng cũng cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực. 

Thực tế, dù kim ngạch xuất khẩu  của Việt Nam sang New Zealand còn thấp nhưng quốc gia này sẽ xóa bỏ 94,6% số dòng thuế cho hàng hóa Việt ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Số dòng thuế được xóa bỏ ngay tương đương với 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (khoảng 101 triệu USD).

Tương tự, Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản). Đáng chú ý, với CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho phần lớn số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã không đạt được thỏa thuận xóa bỏ thuế quan cho nhiều mặt hàng thủy sản với một số thị trường khó tính như Nhật Bản trong các khuôn khổ hợp tác song phương hoặc khu vực trước đây (trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do Asean - Nhật Bản) thì nay với CPTPP, thủy sản (cá ngừ, surimi, tôm, cua, một số loại mực…) của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, với CPTPP, Việt Nam đạt được mức tiếp cận thị trường khá tốt cho thủy sản (hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực) khi xuất khẩu sang khu vực CPTPP. Về cơ bản, mặt hàng thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp, cá viên) có xuất xứ Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm.

Hàng thuỷ sản “rộng cửa” hơn khi đến Nhật

Việt Nam đã không đạt được thỏa thuận xóa bỏ thuế quan cho nhiều mặt hàng thủy sản với một số thị trường khó tính như Nhật Bản trong các khuôn khổ hợp tác song phương hoặc khu vực trước đây (trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do Asean - Nhật Bản) thì nay với CPTPP, thủy sản (cá ngừ, surimi, tôm, cua, một số loại mực…) của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).