Hải Phòng nâng cao năng lực tiếp nhận tàu biển trọng tải lớn

Sau rất nhiều giải pháp kỹ thuật, cuối năm 2012, tuyến luồng hàng hải Cảng Hải Phòng mới lại được nạo vét, duy trì đạt chuẩn thiết kế, góp phần không nhỏ vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế thành phố hoa phượng đỏ…

Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 được hoàn thành vào năm 2006 cho phép tàu biển có trọng tải đến 55.000 DWT giảm tải ra vào được các cảng trên tuyến luồng hàng hải khu vực Hải Phòng. Tuy nhiên, do lượng sa bồi lớn, chỉ sau thời gian ngắn khai thác, tuyến luồng vào Cảng Hải Phòng lại bị nghẽn cục bộ.

Sau rất nhiều giải pháp kỹ thuật, cuối năm 2012, tuyến luồng hàng hải Cảng Hải Phòng mới lại được nạo vét, duy trì đạt chuẩn thiết kế, góp phần không nhỏ vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế thành phố hoa phượng đỏ…

b
b

Sa bồi nhanh

Ngày 18/1/2006, Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuyến luồng Lạch Huyện và Kênh Hà Nam dài 42 km vào đến Cảng Hoàng Diệu - Hải Phòng được nạo vét, đạt độ sâu -7,2m; đoạn các tuyến luồng sông Cấm, sông Bạch Đằng chạy qua khu vực Cảng Hải Phòng đạt độ sâu thiết kế -5,5 m tới -7,0 m.

Theo ghi nhận của Cảng Hải Phòng, sau khi luồng ra vào Cảng Hải Phòng đạt được độ sâu tối đa -7,2 m, các cảng khu vực Hoàng Diệu đã tiếp nhận được tàu chở hàng rời có trọng tải đến 50.000DW; các cảng Chùa Vẽ, Đình Vũ tiếp nhận được tàu container có trọng tải từ 20.000DWT đến 55.000DWT ra, vào các cầu cảng để làm hàng.

Năm 2006, năm đầu tiên đưa vào khai thác tuyến luồng đạt chuẩn, lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng đạt hơn 17 triệu tấn, tăng đột biến so với năm 2005. Cũng từ năm 2006 đến nay, với việc đưa được các tàu biển có trọng tải lớn ra vào làm hàng tại Cảng Hải Phòng, lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng có sự tăng đột biến, trung bình 15 - 20%/năm.

Năm 2012, các Cảng của Hải Phòng tiếp nhận 14.939 lượt tàu biển và 11.309 lượt phương tiện thủy nội địa làm hàng tại Cảng Hải Phòng, đưa sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Hải Phòng đạt 50,06 triệu tấn.

Tuy nhiên, theo báo cáo của của Tcty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, chỉ sau hai năm đưa vào sử dụng, do đặc thù luồng Hải Phòng thường xuyên bị sa bồi, không được không được duy tu nạo vét nên, độ sâu thực tế khai thác giảm tuyến luồng giảm từ 1,0 m đến 1,3 m, không đảm bảo an toàn hàng hải cho các tàu biển có trọng tải lớn ra vào làm hàng tại cảng, tình trạng san tải, giản tải đã xuất hiện trở lại đối với các tàu có trọng tải đến 20.000  DWT.

Nhiều đoạn luồng thậm chí độ sâu giảm chỉ còn khoảng -5,4 đến -3,8m, những tàu có trọng tải đến 20.000 DWT sau khi được giảm tải, còn phải đợi thủy triều lên, có tàu lai dắt mới có thể cập một số cầu cảng an toàn.

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn luồng tàu

Từ năm 2011, sau khi tỉnh Quảng Ninh có chủ trương chấm dứt việc chuyển tải hàng hóa tại khu vực vịnh Hạ Long vào cuối năm 2012, dự báo số lượng số lượng tàu biển có trọng tải lớn làm hàng tại khu vực cảng biển Hải Phòng tăng cao; lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng đến năm 2015 dự kiến đạt khoảng 63,3 triệu tấn và đạt gần 100 triệu tần vào năm 2020, UBND TP Hải Phòng tiếp tục kiến nghị Thủ tướng, các Bộ, ban ngành, nhất là Bộ GTVT, Bộ Tài Chính, Cục Hàng hải Việt Nam cho phép Cảng vụ Hải Phòng được chủ trì, thuê tư vấn chuyên ngành nghiên cứu khả năng, giải pháp cho tàu biển trọng tải lớn ra vào Cảng Hải Phòng.

Trong đó, hạng mục quan trọng nhất là tổ chức nạo vét, đưa tuyến luồng tàu về chuẩn thiết kế năm 2006.

Tháng 9/2012, lần đầu tiên sau hơn 6 năm khai thác sử dụng, Cảng vụ Hải Phòng đã “phấn khởi” thông báo tới các chủ tàu, hãng tàu, đại lý hàng hải… luồng tàu ra vào Cảng Hải Phòng đã được đưa trở lại chuẩn tắc thiết kế ban đầu.

Ông Bùi Văn Minh – Giám đốc Cảng vụ Hải Phòng trăn trở, cần phải tận dụng khai thác tối đa tuyền luồng hàng hải ở chuẩn tắc thiết kế với việc phát huy hiệu quả hệ thống cảng biển, dịch vụ cảng, dịch vụ hàng hải đang gia tăng rất nhanh của khu vực Hải Phòng, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hải Phòng.

Đưa Hải Phòng cùng với khu vực TP HCM - Vũng Tàu trở thành 1 trong 2 đầu mối trung tâm giao lưu hàng hải lớn nhất của cả nước, các cơ quan hữu quan của Hải Phòng cùng với DN khai thác cảng biển phải có nhiều giải pháp kỹ thuật, đồng bộ, khả thi để khai thác có hiệu quả cao tuyến luồng hàng hải này.

Một trong những giải pháp được Cảng vụ Hải Phòng đề nghị là được cấp nguồn kinh phí thường xuyên nạo vét, duy tu luồng Hải Phòng luôn đạt độ sâu theo chuẩn tắc thiết kế.

Theo ông Minh, nguồn huy động này không lớn đối với Hải Phòng, bài học thực tế, để nạo vét luồng vào Cảng Hải Phòng, năm 2012, Chính Phủ đã ứng hơn 150 tỷ để nạo vét tuyến luồng. Do vậy, trong thời gian tới, Cảng vụ Hải Phòng cùng TP Hải Phòng tiếp tục tìm kiếm cơ chế thích hợp để có thể chủ động huy động nguồn vốn nạo vét, duy tu tuyến luồng.

Trong khi chờ xây dựng Cảng quốc tế tại Lạch Huyện, để tiếp nhận tàu biển có trọng tải đến 55.000 DWT sau khi được giảm tải với mớn nước phù hợp ra vào cảng biển Hải Phòng, giảm thiểu thời gian chờ tàu do luồng hẹp, hành trình một chiều, tăng hiệu quả khai thác cảng biển, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khu vực cảng biển Cảng vụ Hải Phòng tiếp tục đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam sớm nghiên cứu mở rộng luồng, đặc biệt là đoạn luồng kênh Hà Nam nhằm đáp ứng cho tàu hành trình hai chiều an toàn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng nhấn mạnh, trong 2 tháng đầu năm 2013, hàng hóa qua cảng tiếp tục tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012. Việc tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn ra vào Cảng Hải Phòng không chỉ đáp ứng hiệu quả yêu cầu phát triển của hệ thống cảng biển, đây còn là một thực tiễn khách quan, mang tính cấp thiết đối của dịch vụ cảng, dịch vụ hàng hải đang gia tăng rất nhanh tại khu vực Hải Phòng.

Linh Nhâm 

Đọc thêm

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.