Doanh nghiệp sợ "không được hối lộ"!

Chung tay xây dựng liêm chính trong kinh doanh và chống tham nhũng để DN phát triển bền vững.
Chung tay xây dựng liêm chính trong kinh doanh và chống tham nhũng để DN phát triển bền vững.
(PLO) - Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố hôm 22/3 chỉ ra, một trong bốn xu hướng tích cực nổi bật của môi trường kinh doanh tại Việt Nam là “chi phí không chính thức của các DN giảm” sau nhiều năm liên tục tăng. 

Đây cũng là kết quả của các chính sách của Chính phủ mới được thi hành từ năm 2016, đem lại niềm tin cho cộng đồng DN với môi trường kinh doanh khi năm 2017 tỷ lệ DN có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, trong cộng đồng DN, “sự thờ ơ và hoài nghi về chống tham nhũng vẫn còn phổ biến và làm suy yếu những nỗ lực đang được thực hiện”.

Giảm tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức

Điều tra PCI 2017 ghi nhận sự cải thiện chất lượng điều hành rất ấn tượng của chính quyền địa phương cả nước. So với những năm trước, các chính quyền giải quyết kịp thời hơn các khó khăn, vướng mắc của DN. Các DN FDI cũng đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam tích cực hơn. Thời gian cần thiết để hoàn tất các thủ tục cấp phép đầu tư đã cải thiện đáng kể.

Theo PCI 2017, cải cách hành chính có bước tiến, chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính đang có nhiều chuyển biến tích cực. 72% cán bộ, công chức giải quyết công việc hiệu quả; tỷ lệ cán bộ nhà nước thân thiện tăng so với năm 2015 (đạt 67%). 67% DN cho biết, “thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định”, được tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc DN tại tỉnh; và chỉ 13% nội dung làm việc các đoàn thanh tra, kiểm tra bị trùng lặp (giảm so với 26% năm 2015). Những gánh nặng thủ tục giai đoạn hậu đăng ký đối với DN FDI như bảo hiểm xã hội, thuế, lao động cũng đã giảm bớt so với những năm trước.

Với môi trường kinh doanh cởi mở và cải thiện hơn, năm 2017, các DN có tâm lý lạc quan về triển vọng kinh doanh. Tỷ lệ DN cả dân doanh và DN FDI có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới đều ở mức cao nhất kể từ năm 2011, lần lượt là 52% và 60%. Tỷ lệ DN dân doanh có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa là rất thấp, chỉ ở mức 8%.

Các DN trong nước phải chi khoảng 3-4% doanh thu cho các khoản chi không chính thức, trong khi các DN FDI chỉ phải chi khoảng 1-2% doanh thu. Nhưng năm 2017, tỷ lệ DN phải chi trả chi phí không chính thức giảm còn 59% so với 66% năm 2016; và chỉ còn 9,8% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức (tỷ lệ này năm 2015 là 11,1%).

PCI 2017 tập trung điều tra 6 loại chi phí không chính thức của các DN FDI. Trong đó, sử dụng quy định để nhũng nhiễu; trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra; trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan; khi làm thủ tục đất đai đều giảm so với năm 2016. Riêng yếu tố “không sử dụng tòa án vì lo ngại tình trạng “chạy án” (18,9%) và “công việc được giải quyết sau khi trả chi phí không chính thức” (50,3%) tăng.

Thông qua điều tra PCI 2017, các nhà phân tích kinh tế Việt Nam đã liên tục chỉ ra vấn đề “thiếu vắng DN cỡ vừa”, các DN trong nước có quy mô đủ lớn và đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Các DN mong muốn chính quyền các cấp tiếp tục duy trì đà cải cách môi trường kinh doanh của năm 2017 trong thời gian tới. Cụ thể, trong một số lĩnh vực như thuế, hải quan, kiểm tra chuyên ngành, bảo hiểm xã hội, phòng cháy, chữa cháy… Việt Nam cần có chiến lược và chính sách hiệu quả để nâng cao chất lượng lao động, nhất là nhân lực trình độ cao, nhóm hoạt động mà các DN hiện gặp khó khăn trong tuyển dụng.

Không tin “chống tham nhũng sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh”

Trong khi PCI 2017 cho thấy tinh thần lạc quan của DN đối với môi trường kinh doanh thông qua các cải cách tích cực thì Báo cáo “Thúc đẩy sáng kiến liêm chính doanh nghiệp tại Việt Nam: từ nhận thức đến hành động” vừa được VCCI phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức tham vấn cho thấy, mặc dù Chính  phủ có nhiều nỗ lực và công cuộc phòng chống tham nhũng (PCTN) đã “đạt được nhiều kết quả hơn những gì đã nói” như nhận xét của ông Giles Lever - Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam nhưng qua khảo sát, tham nhũng vẫn đang là nguyên nhân kìm nén sự phát triển kinh tế của Việt Nam so với các nước trong  khu vực.

Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới thường niên cho thấy, Việt Nam đứng thứ 81 về đạo đức và tham nhũng; xếp thứ 109 về các khoản chi không chính thức và hối lộ trong tổng số 137 nước; và tham nhũng được coi là vấn đề gây khó khăn thứ ba trong kinh doanh ở Việt Nam. Trong chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2017 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam  đứng thứ 107/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Khảo sát xây dựng Báo cáo đánh giá “Thúc đẩy hành động liêm chính giữa DN và Chính phủ tại Việt Nam” nhận thấy, trong cộng đồng DN, “sự thờ ơ và hoài nghi về chống tham nhũng vẫn còn phổ biến và làm suy yếu những nỗ lực đang được thực hiện”. Nhiều DN, nhất là các DNVVN, không tin chống tham nhũng sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh. Họ vẫn tin “không hối lộ sẽ gây nhiều khó khăn, khó có thể tồn tại và đảm bảo hoạt động kinh doanh”. 

Thực tế, các DNVVN phải đối mặt với mâu thuẫn giữa đảm bảo đạo đức kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Họ lo ngại về rủi ro khi tố cáo tham nhũng và thiếu nguồn lực  để giải quyết các yêu cầu hối lộ. Qua phỏng vấn một số DN đa quốc gia, không nhiều DN ký hợp đồng trực tiếp với DN Việt Nam mà thường thông qua các DN trung gian từ các quốc gia khác có hoạt động tại Việt Nam cho thấy sự lo ngại của các DN đa quốc gia đối với các rủi ro hối lộ cao ở Việt Nam. “Nhìn chung môi trường chung tại Việt Nam chưa tạo điều kiện cho văn hóa liêm chính trong kinh doanh” – báo cáo đánh giá “Thúc đẩy hành động liêm chính giữa DN và Chính phủ tại Việt Nam” nhận định.

Với nhận định cần “xây dựng liêm chính trong kinh doanh để DN phát triển bền vững”, các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần chứng tỏ được lợi ích dài hạn của các DN khi thực hiện đạo đức và sự tuân thủ trong  kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống tuân thủ và văn hóa liêm chính trong các DN thông qua các chương trình phổ biến và đào tạo. Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI: “DN không thể chờ bộ máy tốt hơn mà cần chủ động xây dựng chính sách, khuyến nghị giải pháp để giảm gánh nặng cho DN trong quá trình hoạt động; giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các quy định pháp luật, các giải pháp đảm bảo liêm chính, đối thoại với DN”. Cùng với đó, “Chống tham nhũng chỉ sửa luật không thì không bao giờ đủ mà cần quan tâm đến vấn đề quản trị DN nên cần đảm bảo cho các DN hoạt động nghiêm túc không bị thiệt thòi, không rơi vào tình trạng “càng minh bạch càng thua thiệt”, xóa bỏ những giao dịch “ăn xổi” -  ông Tuấn nhận định.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) góp ý, cần tạo niềm tin của DN đối với Chính phủ rằng “nếu liêm chính sẽ được hưởng những gì”, cần cơ chế độc lập để DN có thể khuyến nghị nếu họ bị buộc phải có hành động liên quan đến tham nhũng. “Chính phủ phải song hành với DN để DN có thể đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể trong quản trị DN đảm bảo liêm chính và Chính phủ cần xây dựng được hệ thống để việc minh bạch, công bố thông tin của DN dễ dàng hơn” – đại diện WB góp ý.

Khuyến nghị hướng tới sáng kiến liêm chính giữa DN và Chính phủ tại Việt Nam, báo cáo đưa ra nhiều giải pháp như tăng cường hợp tác giữa Chính phủ và DN; hoàn thiện các quy định pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tăng cường liêm chính; hỗ trợ DN xây dựng và hoàn thiện hệ thống tuân thủ, kiểm soát rủi ro/chống hối lộ. Đặc biệt, đại diện các DN và chuyên gia rất chú trọng đến giải pháp “giáo dục tính liêm chính cho thế hệ trẻ để xây dựng giá trị liêm chính cho thế hệ các nhà kinh doanh tương lai”. Đồng thời, xây dưng năng  lực cho cán bộ trong khu vực công để loại bỏ những hành vi lạm dụng quyền hạn “hành” hay gây nhũng nhiễu cho DN…

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI khẳng định: “Liêm chính là một trong những chuẩn mực để DN Việt Nam hội nhập trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế cho thấy, tham nhũng làm giảm hiệu quả hoạt động của DN. Trong đó, DN vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân. Do đó, thúc đẩy liêm  chính trong kinh doanh để DN phát triển, tương tác với nhau trên “đường ray” liêm  chính và sáng tạo”.

Ông Giles Lever - Đại sứ Anh tại Việt Nam: “Kết quả PCTN thời gian qua cho thấy, Việt Nam đã làm được nhiều hơn những gì đã nói, nhất là trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hạn chế những hành vi “bôi trơn”, hối lộ để DN đóng vai trò tích cực trong chống tham nhũng; xây dựng liêm chính để DN không còn là nạn nhân của tham nhũng mà thực sự là tác nhân trong chống tham nhũng. Từ đó hỗ trợ cho DN hoạt động”.

Ông Trần Văn Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp): “Sáng kiến này sẽ góp phần đưa nhiều quy định trong dự thảo Luật PCTN vào thực tế như tăng cường giáo dục liêm chính cho các giám đốc DN, nhất là các DNVVN, thế hệ trẻ (sinh viên trong các trường  liên quan đến các hoạt động tài chính, kinh doanh)”.

Ông Brook Horowitz – Tổng Giám đốc điều hành IBLF toàn cầu: “Chỉ số niềm tin của DN với Chính phủ là quan trọng nhất đảm bảo các sáng kiến liêm chính đạt hiệu quả. DN không muốn phải chi trả những khoản bất chính vì ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nên Chính  phủ cần những quy định xử phạt nghiêm minh, tăng cường hành pháp”.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.