Doanh nghiệp lo “sốt vó” trước đề nghị dừng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Trước thông tin đề nghị dừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, nhiều doanh nghiệp vẫn “mượn” đường  Quảng Ninh, Hải Phòng đưa hàng qua Trung Quốc tỏ rõ băn khoăn, lo lắng.

Trước thông tin đề nghị dừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, nhiều doanh nghiệp vẫn “mượn” đường  Quảng Ninh, Hải Phòng đưa hàng qua Trung Quốc tỏ rõ băn khoăn, lo lắng.

Siêu xe Ferrari-599GTB vừa tạm nhập tái xuất qua đường Móng Cái.
Siêu xe Ferrari-599GTB vừa tạm nhập tái xuất qua đường Móng Cái.

Theo ông Trịnh Văn Minh, chủ một DN trong lĩnh vực này, hiện tại công ty ông đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng bến bãi phục vụ chủ yếu cho hoạt động tạm nhập tái xuất. Nếu “lệnh” dừng được triển khai, coi như “khai tử” luôn chiến lược phát triển này của DN.

Không chỉ có DN của ông Minh, nhiều công ty khác trên địa bàn thành phố Móng Cái cũng đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cho bến bãi từ nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng. “Nếu hoạt động tạm nhập tái xuất bị dừng, nhiều DN sẽ bị tổn thất nặng nề. Hiện tại, nhiều đơn vị đang xây kho lạnh, bến bãi cũng phải dừng lại để nghe ngóng”, đại diện một DN ở Móng Cái nói.

Một lãnh đạo thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận, tính riêng trên địa bàn thành phố đã có hàng trăm DN hoạt động theo hình thức tạm nhập tái xuất.

Song song với sự tồn tại của DN là một lực lượng lao động hùng hậu đang hoạt động. Theo đó, hiện nay, kể cả lao động thời vụ, có khoảng 2 đến 3 vạn người đang làm việc cho các DN ở vùng kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Vì vậy, “lệnh” dừng tạm nhập tái xuất nếu được banh hành sẽ tác động rất lớn, không chỉ đối với riêng các DN tại địa phương này.

 Trước đó, trong Hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012 diễn ra tại Hà Nội, một số ý kiến cho rằng, hoạt động tạm nhập, tái xuất và kho ngoại quan đang bị người nước ngoài và đầu nậu Việt Nam lợi dụng để đưa hàng cấm nhập vào thị trường nội địa. Trong khi, các đối tượng lại lợi dụng qui định Luật Hàng hải, Luật Thương mại và Luật Hải quan để từ chối nhận hàng khi hành vi bại lộ nên công tác đấu tranh phòng chống gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, DN Trung Quốc nhập khẩu không theo đường chính ngạch nên khi Chính phủ Trung Quốc quản lý chặt thì hàng này lại tồn ở Việt Nam thời gian dài, gây hậu quả về môi trường và kinh tế khó đong đếm.

Với thực trạng nói trên, đại diện Bộ Công an cho rằng, mô hình kinh tế tạm nhập tái xuất tồn tại nhiều bất cập, lợi nhuận không cao, chỉ tập trung vào một số DN và tư nhân, trong khi trong quá trình thực hiện chúng ta lại phải giải quyết nhiều rủi ro. Ngoài các tồn tại đã nêu trên,  hàng hóa tạm nhập tái xuất vận chuyển trên bộ hầu hết đều bằng xe container, gây thiệt hại về đường sá, cầu cống, cản trở giao thông. Theo đó, Bộ Công an đề xuất Chính phủ nên cân nhắc, xem xét cho dừng hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc có qui định mới nhằm siết chặt quản lý, hạn chế một số mặt hàng.

Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cũng cho rằng, trên thực tế, nhiều mặt hàng tạm nhập thì có nhưng tái xuất thì không. Đặc biệt như rượu, thuốc lá…, làm xong thủ tục tái xuất chưa được mấy tiếng đồng hồ thì hàng đã lại quay trở ngược Việt Nam. Tuy nhiên, vị này cho rằng nếu xóa hẳn hình thức kinh doanh này thì mất đi một nguồn lợi, nên vấn đề là phải khôi phục lại trật tự, kỷ cương.

Trở lại câu chuyện tại Móng Cái. Theo thống kê của địa phương này, mỗi năm tính ra  hoạt động tạm nhập tái xuất đóng góp cho thành phố Móng Cái nguồn thu từ 200 đến 300 tỷ đồng. “Đó là một nguồn tài chính rất lớn đối với địa phương”, vị lãnh đạo thành phố này cho biết.

Việt Hưng

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.