Đi tìm kho báu - Những chuyện có thật hơn 30 năm trước

Số vàng bạc trong những con tàu đắm có thể lên đến hàng tỷ đôla
Số vàng bạc trong những con tàu đắm có thể lên đến hàng tỷ đôla
(PLO) -Sau thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu, tôi được tham dự một cuộc họp tại Bộ Giao thông vận tải, với đại diện các Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng; Bộ Công an có anh Dự - Cục phó, anh Sơn –Trưởng phòng và tôi. 

Kỳ 3: Giằng co trên bàn đàm phán

Sau khi nghe bộ GTVT trình bày sơ bộ về dự án, các thành viên thảo luận, đánh giá: Đây là một dự án lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, đặc biệt trong bối cảnh an ninh quốc phòng khi ta mới giải phóng miền Nam chưa được 10 năm. Vì vậy, đề nghị được báo cáo vấn đề này lên các cấp cao hơn.

Ý kiến chỉ đạo

Ít ngày sau, Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp, lần này có lãnh đạo các Bộ tham gia. Hầu hết các ý kiến thảo luận đều cho rằng: Dự án triển khai trong thời điểm này là chưa thích hợp, đề nghị Chính phủ xem xét. Vài cuộc họp sau đó, nhiều ý kiến vẫn chưa ủng hộ triển khai dự án.

Tưởng chừng vụ việc kết thúc tại đây, đúng lúc đó, trong một lần họp, Thủ tướng Chính phủ xuất hiện, ông nói rất ngắn gọn: “Các anh có biết dự trữ quốc gia hiện còn bao nhiêu tiền không? Thôi, không bàn nữa, làm đi”. Ông cũng nói thêm: Dự án này ta không phải đầu tư nhiều mà kết quả thu được có thể rất lớn.

Ngay sau đó, Bộ GTVT thành lập Ban trục vớt cứu hộ Trung ương do ông Lê Văn Kỳ - Cục trưởng Cục Hàng hải làm trưởng ban, để làm việc với phía Nhật. Tôi được giao chức danh: Trợ lý trưởng ban. Khoảng 1 tuần sau, tôi lên Nội Bài đón đoàn Nhật sang đàm phán chính thức. Nhật chỉ cử sang một người, ông Tany.

Lần gặp đầu tiên, Tany gieo vào lòng tôi cảm giác ông là người sắc sảo, ánh mắt tinh anh, sắc lẻm nhưng phong cách rất ngoại giao. Tany tự giới thiệu là đại diện của công ty NOW (Nippon Orgenisation Watter) chuyên trục vớt tàu đắm. Công ty này là công ty con của một công ty hàng hải lớn nhất Nhật Bản (sau này tôi mới biết).

Theo tàng thư lưu trữ  mà cơ quan cung cấp cho tôi, trước khi đến Việt Nam, Tany đã thường xuyên hoạt động ở một số nước Đông Nam Á để tìm kiếm kho báu. Phía Nhật trình bày nội dung tương tự như các tài liệu đã gửi cho ta: Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, có hơn 100 con tàu của Nhật bị đánh đắm tại vùng biển miền Trung Việt Nam. Khi được hỏi những con tàu chuyên chở gì? Đại diện Nhật Bản cho biết: mỗi con tàu chở từ 3000 -3500 tấn thiếc và cao su. Cuộc đàm phán tẻ nhạt, lặp đi lặp lại nội dung trên. Cảm nhận cả hai phía đều đang ở giai đoạn thăm dò.

Mấy ngày sau, tôi đến văn phòng gặp ông Kỳ để chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo thì đã thấy ông Triều, ông Điển (Bộ GTVT) ở đó. Cả ba người có vẻ rất buồn. Ông Kỳ nhìn tôi, lắc đầu khẽ nói: “Mọi việc hỏng rồi”. Tôi giật mình ngơ ngác không hiểu hỏng cái gì, do đâu mà hỏng. Ông Kỳ chậm rãi nói tiếp: Bộ GTVT vừa có ý kiến, dừng lại không đàm phán nữa mà không nói rõ lý do. Đây là lần dừng thứ nhất.

Tướng Nhật Yamashita- người chỉ huy đoàn tàu thủy gồm hơn 100 chiếc chở của cải… từ các nước Đông Nam Á về Nhật

Tướng Nhật Yamashita- người chỉ huy đoàn tàu thủy gồm hơn 100 chiếc chở của cải… từ các nước Đông Nam Á về Nhật

Tôi hỏi: thế ý kiến các bộ ngành thế nào? Cho đến nay các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an không có ý kiến gì, chỉ là ý kiến của Bộ GTVT. Vụ việc lại được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Trong lúc chờ đợi, đoàn Nhật khăn gói về nước, tôi cũng trở lại cơ quan làm việc bình thường. Chỉ khoảng 10 ngày sau, tôi lại được lệnh lên Nội bài đón đoàn Nhật. Lần này, trong đàm phán, phía Nhật có vẻ thận trọng tin tưởng hơn, khi được hỏi: Vì sao các tàu Nhật lại bị đắm ở vùng ven biển Việt Nam.

Trả lời: Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, tướng Nhật Yamashita chỉ huy đoàn tàu thủy gồm hơn 100 chiếc chở của cải… từ các nước Đông Nam Á về Nhật Bản. Sở dĩ đoàn tàu đi theo ven biển Việt Nam để được các lực lượng, nhất là hỏa lực pháo bờ biển trên bờ của Nhật bảo vệ.

“Cửa ải” tỷ lệ ăn chia

Cửa ải đầu tiên vô cùng khó khăn mà đoàn ta phải vượt qua là tỷ lệ ăn chia. Phải gọi đây là một cuộc đấu tranh đúng nghĩa. Về phía ta thống nhất quan điểm: Tranh thủ đến mức cao nhất, không để của cải của nhân dân mất đi một đồng vô cớ. Nhưng phía Nhật cũng có quan điểm cứng rắn của họ. Căng thẳng có lúc tưởng như bế tắc. Ta không đồng ý tỷ lệ ăn chia là 50/50 do phía Nhật nêu ra.

Cuộc giằng co kéo dài, sau cùng người Nhật phải chấp nhận tỷ lệ: ta - 60, Nhật - 40. Cuộc đàm phán đang tiến triển thuận lợi thì đột nhiên, lần thứ hai lại có lệnh tạm ngừng mà không ai biết vì sao. Các thành viên trong đoàn Nhật tỏ ra lo lắng. Họ gặp các cán bộ Việt Nam thăm dò lý do nhưng thực tình, phía Việt Nam, kể cả ông Kỳ cũng không biết rõ lý do. Không ít người trong đoàn băn khoăn. Có thế lực nào đứng sau, điều khiển không? Tôi không ngờ, cuộc đàm phán trắc trở, phức tạp đến như thế.

Khoảng hai tuần sau, việc đàm phán lại tiếp tục. Lần này, phía Nhật có thêm một người nói tiếng Việt rất chuẩn. Đó là Sato. Ông này giới thiệu đã học tiếng Việt ở Việt Nam 5 năm. Hiện Sato đang làm cho một số công ty và chương trình NGO tại các tỉnh phía Nam. Tôi có cảm giác Tony và Sato là một cặp bài trùng, rất ăn ý với nhau. Có Sato giúp sức, Tany vui vẻ hoạt bát, nói nhiều hơn. Phía Nhật bóng gió đưa tin: Nếu dự án này thành công, các thành viên trong đoàn Việt Nam sẽ được trả thù lao xứng đáng.

Qua tài liệu trinh sát, ta biết phía Nhật giữ bí mật về 4 - 5 con tàu chở vàng bạc châu báu như một ổ khóa chính trong đàm phán. Bởi đây mới là mục đích chủ yếu duy nhất để Nhật hợp tác trục vớt với ta. Trên bàn đàm phán, khi đã nắm được ý đồ sâu sa, hiểu thấu “gan ruột” của bên kia thì đối sách không còn bị động nữa. Trong một cuộc họp sau đó, phía ta bất chợt nêu vấn đề: “Nếu phát hiện và trục vợt được tàu chở vàng bạc châu báu thì tỷ lệ ăn chia thế nào?” Ông trưởng đoàn Nhật Bản chợt biến sắc nhưng phản ứng rất nhanh: “Thế thì tốt quá, ta chia 50/50”. Tôi báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo.

Hôm sau, vấn đề này được chính thức nêu ra trên bàn đàm phán, Nhật vẫn giữ quan điểm 50/50. Phía Việt Nam nêu thông lệ quốc tế những kho báu tìm thấy trong vùng chủ quyền của quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền định đoạt, Phi-lip-pin là một tiền lệ về thông lệ đó. Đến đây, tôi nhận ra rằng:

Dự án trục vớt tàu đắm chỉ là cái cớ. Lợi ích bao nhiêu khi vớt lên một đống sắt thép hoen rỉ, cũ nát? Thậm chí cả một số lượng thiếc và cao su không nhỏ thì hiệu quả kinh tế cũng chưa đủ hấp dẫn các nhà tài phiệt. Sức hút cực mạnh đối với các thế lực lớn vào vùng biển này chính là 5 con tàu chở vàng, bạc, kim cương… đang nằm rải rác dưới đáy biển.

Trong đàm phán, dù phía Nhật lờ đi 5 con tàu đặc biệt này, chỉ thảo luận tỷ lệ ăn chia thiếc và cao su nhưng cuối cùng, ý đồ sâu kín ấy cũng lòi ra. Đây là tài sản có thể lên đến hàng trăm triệu USD. Thời giá hiện nay có thể lên tới hàng tỷ USD và ngài chủ tịch Tập đoàn hàng hải Sasakaoa đã đặt niềm tin, kỳ vọng rất lớn vào dự án trục vớt này.

Có tới 5 con tàu chở vàng, bạc, kim cương… đang nằm rải rác dưới đáy biển
Có tới 5 con tàu chở vàng, bạc, kim cương… đang nằm rải rác dưới đáy biển

Một trong những vấn đề gay cấn nhất là tọa độ cụ thể của hơn 100 con tàu đắm. Ta phải viện dẫn thực tế bảo vệ về an ninh, quốc phòng… nhiều vùng biển vẫn còn sót lại bom mìn, ngư lôi từ chiến tranh. Phía Nhật phải điện về nước xin ý kiến. Vào giờ chót, Nhật đồng ý cung cấp cho Việt Nam bản đồ tọa độ 126 con tàu đắm.

Cuộc đàm phán kéo dài gần 1 năm, vất vả, có lúc tranh cãi gay gắt, có lúc tưởng như bế tắc đã khép lại. Cuối tháng 9/1984, dự án được ký kết. Nhưng cho đến hôm nay, tôi vẫn cứ mơ hồ cảm nhận: sự gập ghềnh của dự án như có một bàn tay của một thế lực nào đó can thiệp vô hình. Trước khi về nước, phía bạn trao cho đoàn Việt Nam giấy mời sang thăm Nhật Bản, nhân chuyến đi này để hiểu rõ hơn về công nghệ, tổ chức, hoạt động trục vớt tàu biển của Nhật.../.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.