Cảng Quy Nhơn: Cần mô hình quản trị mới để miền Trung “cất cánh”

Cảng Quy Nhơn có vị trí cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam
Cảng Quy Nhơn có vị trí cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam
(PLO) - Những lùm xùm xung quanh việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn vừa đượcThanh tra Chính phủ công bố. Tuy nhiên, vấn đề được dư luận và đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp (DN) quan tâm hơn cả là sẽ phát triển cảng Quy Nhơn theo hướng nào để khai thác tối đa tiềm năng của một cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam.

Vị trí trọng yếu

Là một cảng biển thuộc TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định song từ lâu cảng Quy Nhơn là cửa ngõ chính vận chuyển hàng hóa của miền Trung - Tây Nguyên, có vai trò quan trọng đối với quốc phòng - an ninh, hành lang Đông - Tây (nối từ Myanmar ra Biển Đông) trong giao thương quốc tế. 

Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, do Cục Đường biển (Bộ GTVT) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập DN nhà nước Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty cổ phần (CTCP) Cảng Quy Nhơn (QNP).

Cảng Quy Nhơn hiện chỉ có duy nhất khu bến cảng Thị Nại có khả năng tiếp nhận tàu contener tới 50 nghìn DWT. Theo quy hoạch của Chính phủ, tới năm 2020, cảng Quy Nhơn sẽ có thêm khu bến cảng Nhơn Hội (trong khu kinh tế Nhơn Hội) có khả năng tiếp nhận tàu tới 80 - 100 nghìn DWT làm cảng chuyên dụng và khu bến cảng Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan làm khu bến địa phương vệ tinh.

Liên quan đến việc cổ phần hóa QNP, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố hôm 1/10, 75,01% cổ phần đã bán cho Công ty Hợp Thành sẽ phải thu hồi về sở hữu nhà nước. Vấn đề đặt ra là QNP sẽ quay về hoạt động theo mô hình cũ hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư mới? Trước đó, hồi đầu tháng 7, làm việc với Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiến nghị thu hồi QNP về cho Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho hay việc cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn đã “lọt” vào tay tư nhân, địa phương lúng túng, mất kiểm soát.

Phải đổi mới…

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), mong muốn của UBND tỉnh Bình Định là không mới. QNP đã hoạt động theo mô hình DN nhà nước được 37 năm, mô hình CTCP mà Nhà nước nắm giữ đa số được 3 năm nhưng không có nhiều đổi mới, bên cạnh đó tồn tại  nhiều bất cập và tiêu cực trong công tác quản lý DN, như: tồn tại cơ chế xin cho trong công tác tuyển dụng lao động và cán bộ quản lý dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh, năng lực yếu kém, nguồn nhân lực lao động quá đông nhưng năng suất thấp; Suất đầu tư rất cao so với khu vực tư nhân, nhiều khoản đầu tư cao gấp đôi so với đầu tư tư nhân.

Cùng với đó là tình trạng “hoa hồng” tồn tại  trong ký kết hợp đồng bốc  xếp, tình trạng cửa quyền trong công tác xếp dỡ hàng hóa do Cảng Qui Nhơn ở vị thế “tương đối độc quyền “ cộng với cơ chế quản lý theo kiểu DN nhà nước. Mặt khác, kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho thấy doanh thu lợi nhuận dưới thời DN nhà nước thấp, chi phí cao không tương xứng với thực trạng của Cảng.

VAFI cũng cho rằng, QNP muốn phát triển mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế cho tỉnh Bình Định và các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thì phải dựa vào các nhà đầu tư chiến lược tư nhân có năng lực quản trị và tiềm lực tài chính mạnh. Đồng thời phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản trị DN tại QNP bằng đối tác chiến lược mạnh về quản trị và tài chính để nâng qui mô cảng lên 25 triệu tấn/năm, tổ chức được các tuyến tàu container kết nối thẳng với Singapore, Hongkong. 

Để thay đổi cơ chế quản trị của QNP, VAFI cho rằng cần phải “thúc” QNP nhanh chóng niêm yết và khẳng định đây là nhiệm vụ của Bộ GTVT và Vinalines. VAFI đề xuất: “QNP đã làm xong thủ tục niêm yết từ lâu, vấn đề bây giờ  là phải đưa QNP lên sàn để thực hiện minh bạch tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư; Tiếp theo là tổ chức bán đấu giá công khai 75% cổ phần nhà nước cho các nhà đầu tư chiến lược. Cần phải đưa ra chi tiết tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tốt nhất cộng với cam kết đầu tư lâu dài …”.

Nếu không có cổ phần nhà nước thì Cảng Quy Nhơn có duy trì được mục tiêu “an ninh quốc phòng”?

Theo VAFI, Luật Hàng Hải và các bộ luật hiện hành đều qui định rõ vai trò quản ký nhà nước (QLNN) đối với vùng đất, vùng nước của tất cả các cảng biển. Các đơn vị QLNN như cảng vụ, biên phòng, hải quan, kiểm dịch, công an, … đều có quyền hoạt động tại các cảng biển và có quyền kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến an ninh quốc phòng… trong cảng. Trong khi đó, cảng biển không phải như một nhà dân mà người chủ sở hữu có quyền ngăn cản các cơ quan QLNN.

Thực tiễn thông lệ trên thế giới cũng chỉ ra rằng hầu hết tất cả các cảng biển đều do công ty tư nhân vận hành khai thác và đều đảm bảo an ninh quốc phòng. “Nếu lấy quan điểm là DN khai thác cảng phải là DN do Nhà nước nắm giữ chi phối thì sẽ rất khó phát triển cảng với chất lượng hiệu quả cao, đặc biệt với trường hợp QNP, từ đó khó thu hút đông đảo DN tham gia đầu tư vào Bình Định…?” - VAFI khẳng định.

Thực tế hiện nay ở nước ta, tại các khu cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu, vai trò của các cảng biển mà Nhà nước nắm chi phối có vai trò rất nhỏ. Đa phần lượng hàng thông quan qua khu vực cảng biển tư nhân và yếu tố này đã liên tục thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.