4 năm, Quảng Ninh huy động 48.000 tỉ đồng vốn xã hội hóa làm giao thông

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh: P.V
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh: P.V
(PLO) -Nếu quyết tâm và có cách làm linh hoạt, chủ động, các địa phương hoàn toàn có thể thay đổi nhanh chóng diện mạo hạ tầng, đặc biệt là giao thông chỉ trong thời gian ngắn nhờ các hình thức PPP, BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Quảng Ninh là 1 ví dụ thành công điển hình.

Thu hút 48.000 tỉ chỉ trong 3-4 năm

Bất cứ ai đến Quảng Ninh đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay chóng mặt của vùng đất mỏ. Những cao tốc hiện đại nối liền Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long với Vân Đồn, Móng Cái, Cẩm Phả... đã thành hình và đang hoàn thiện, đảm bảo việc khớp nối giữa các khu vực trong nội bộ Quảng Ninh cũng như trong vùng, đặc biệt, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Cách đây vài năm, không ai nghĩ ở Vân Đồn lại xuất hiện 1 sân bay quốc tế. Vậy nhưng, chỉ cuối quý 2 năm 2018, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ đưa vào vận hành. Đây là sân bay đầu tiên trên cả nước được đầu tư bởi nguồn vốn tư nhân, với thời gian xây dựng thần tốc trong hơn 2 năm.

Quảng Ninh còn có gì? Một Cảng hành khách quốc tế Hòn Gai đẳng cấp với công năng lớn, hứa hẹn đem lại sự đổi thay cho ngành dịch vụ của TP biển. Cầu Bạch Đằng đang khẩn trương xây dựng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trước 30.6 tới và sẽ là cây cầu lớn nhất miền Bắc… Thật khó có thể hình dung, tất cả những dự án này chỉ mới được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây.

Lãnh đạo Quảng Ninh chia sẻ, địa phương này đã sớm xác định phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá chiến lược cần tập trung. Cách làm của tỉnh là vừa cải cách thủ tục hành chính vừa “mở toang cánh cửa” kêu gọi các doanh nghiệp lớn vào đầu tư. Sân bay Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, rồi cầu Bạch Đằng, dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương… đều được đầu tư dưới các hình thức đối tác công tư BOT, PPP. Nói như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện: “Để tạo ra thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó, đi đầu là chính sách thu hút đầu tư, huy động nguồn vốn xã hội hóa để giảm gánh nặng ngân sách.”

48.000 tỉ đồng đã được Quảng Ninh huy động từ nguồn vốn tư nhân để đầu tư cho hạ tầng giao thông sau 3 - 4 năm. Kết quả này trên cả mong đợi. Nếu so với con số hơn 171.000 tỉ đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước mà Bộ GTVT huy động trong 5 năm 2011-2016, thì chỉ riêng Quảng Ninh huy động vốn BOT đã gần bằng 1/3.

Cũng chính từ hạ tầng giao thông phát triển, Quảng Ninh đã đạt được các con số tăng trưởng “thần kỳ” về cả kinh tế, xã hội, du lịch.

Năm 2017, Quảng Ninh là tỉnh có thu ngân sách lớn thứ 5 cả nước với hơn 38.500 tỉ đồng. Hàng loạt nhà đầu tư lớn đã xuất hiện như Sun Group, Vingroup… với những dự án tầm cỡ tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ chưa từng có của ngành du lịch. Gần 10 triệu lượt khách đã đến Quảng Ninh năm 2017, tăng gần 20% so với năm 2016, riêng khách quốc tế là 4,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 17.800 tỉ đồng, tăng 34% so với so với năm trước.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trong buổi làm việc với Quảng Ninh ngày 22.2 vừa qua đã phân tích: Từ điển hình Quảng Ninh có thể thấy, Nhà nước chỉ cần bỏ ra khoảng 25% vốn, còn nhà đầu tư bỏ ra 75% là có thể hình thành những công trình vĩnh cửu, để đời cho con cháu như sân bay, cầu lớn, đường quốc lộ...

“Qua buổi làm việc ở Quảng Ninh, chúng tôi thấy mô hình này rất hay, đặc biệt là đối tác công tư thế nào cho hiệu quả. Phần nào nhà nước, phần nào nhà đầu tư làm, phân biệt rõ trách nhiệm…”, Tư lệnh ngành GTVT nhấn mạnh.

BOT - đã làm phải thực sự quyết liệt

Từ điển hình Quảng Ninh thấy rằng, nếu mạnh dạn và chủ động, linh hoạt trong cách làm, các địa phương hoàn toàn có thể coi BOT là “lời giải” cho bài toán phát triển hạ tầng giao thông trong điều kiện ngân sách hạn hẹp.

Giới chuyên gia đánh giá, huy động vốn xã hội hóa để đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT là phương án tối ưu trong điều kiện ngân sách khó khăn, đây cũng là giải pháp để giải quyết tình trạng hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp, lạc hậu.

Nói như ông Lê Hồng Tịnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCNMT Quốc hội - không thể dùng nguồn vốn vay ODA để thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ hiện hữu, bởi, làm bằng ODA cần phải có vốn ngân sách đối ứng, trong khi nợ công của nước ta đã gần chạm trần. Vốn ODA cũng cần được ưu tiên cho các dự án có ý nghĩa xã hội, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…“Nếu không làm BOT, các tuyến quốc lộ xuống cấp, việc đi lại khó khăn, chi phí xăng dầu lớn, xe cộ sẽ hư hỏng nhiều, khi đó chủ phương tiện còn chi phí nhiều hơn là việc phải nộp phí”- ông Lê Hồng Tịnh đánh giá.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - trong bài phỏng vấn báo chí mới đây cho rằng: đối tác công tư (PPP) hay các dự án BOT vẫn là hình thức ưu việt để phát triển cơ sở hạ tầng; nếu không có BOT thì lấy đâu ra tiền làm cầu đường, khi ngân sách Nhà nước đang rất hạn hẹp.

Đối chiếu với thực tế ở Quảng Ninh, thấy rằng, muốn huy động nguồn vốn tư nhân vào đầu tư hạ tầng giao thông hiệu quả, rõ ràng cần sự mạnh dạn và quyết liệt của chính quyền địa phương. Trong quá trình đó, lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lực, trách nhiệm để cùng song hành là yếu tố then chốt tạo nên thành công.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Đọc thêm

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.