Khổ vì “đại dự án” 4.000 tỷ đồng

Khu tái định cư Duy Hải làm ngập gần 20ha ruộng của nông dân
Khu tái định cư Duy Hải làm ngập gần 20ha ruộng của nông dân
(PLO) - Năm 2008, Chính phủ phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể sắp xếp dân cư ven biển tỉnh Quảng Nam với tổng vốn đầu tư gần 3.700 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, có 18.000 hộ dân của 15 xã thuộc 4 huyện, thành phố trong tỉnh chịu ảnh hưởng, trong số đó có hơn 4.000 hộ trong diện di dời. Thế nhưng, dự án bỏ dở mấy năm nay khiến người dân trong vùng quy hoạch “sống dở, chết dở”.
Không biết bị “treo” đến bao giờ?
Đó là câu hỏi nhức nhối và cũng là lời thở than của người dân huyện Duy Xuyên, địa phương lãnh hệ lụy trực tiếp từ “đại công trường”.
Những trận mưa mùa Đông làm cho các làng chài ven biển Duy Xuyên buồn hiu hắt. Các khu tái định cư (TĐC) ở xã Duy Hải, Duy Nghĩa của huyện Duy Xuyên cách đó hơn 1km với diện tích rộng lớn song thưa thớt nhà ở; thậm chí nhiều chỗ nhìn giống sa mạc. Đường lớn, đường nhỏ mở ra chi chít, hệ thống điện cũng bắt đầu đấu nối, nhưng khu dân cư vắng người đến lạ. 
Trong khi đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải di dời, đã nhận hơn một nửa tiền đền bù, chờ đợi ngày ra đi, đùng một cái dự án thông báo tạm dừng khiến người dân dở khóc, dở cười. “Tiền nhận thì chưa đủ để xây nhà mới nên đã hao hụt theo từng ngày, trong khi nhà cũ xuống cấp, có muốn cũng không thể sửa chữa được do vướng quy hoạch”, một người dân bị “treo” theo dự án nói.
Chỉ tính riêng tại xã Duy Nghĩa đã có hàng chục dự án thành phần, trong đó nhiều dự án sắp xếp dân cư, như khu dân cư (KDC) Lệ Sơn, Nồi Rang, Hồng Triều, đường dẫn cầu Cửa Đại, đường ĐH6; đặc biệt, đường giao thông trục chính KDC làng chài chiếm tới 721ha. Điều dễ nhận thấy, phần lớn các dự án giãn dân đều “chạy sau” các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 
Do vậy, chủ đầu tư và chính quyền chỉ thực sự ưu tiên giải quyết cho các trường hợp bị giải tỏa trắng, hoặc thực sự bức thiết về nhà ở, còn việc đưa dân đi TĐC ở đâu, thời gian bao lâu thì phụ thuộc vào tiến độ thi công của từng dự án. 
Chị Vinh (trú xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên) nói: “Gia đình được đền bù hơn 120 triệu đồng, được chủ đầu tư trả trước 81 triệu đồng. Đùng cái nghe nói dự án dừng triển khai vậy là số tiền còn lại không được nhận. Nhà ở thì xuống cấp mà không dám sửa”.
Trước khi bị bỏ ngang vào năm 2011 vì thiếu vốn, theo kế hoạch ban đầu, dự án dự kiến thực hiện trong 13 năm, từ năm 2008 đến năm 2020 và được chia thành 3 giai đoạn đầu tư: giai đoạn 1 (2008 - 2010), thực hiện di dời, sắp xếp trên 4.300 hộ dân với gần 17.000 nhân khẩu và tổng nguồn kinh phí đầu tư trên 1.300 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2011 - 2015), thực hiện di dời, sắp xếp trên 3.000 hộ dân với gần 13.000 nhân khẩu, tổng kinh phí đầu tư trên 1.400 tỷ đồng; giai đoạn 3 (2016 - 2020), thực hiện di dời, sắp xếp gần 800 hộ với trên 2.400 nhân khẩu, kinh phí đầu tư trên 900 tỷ đồng. 
“Không chi xót bằng bỏ hoang đất”
Bất cập mà ai cũng có thể nhận thấy trong quy hoạch dự án là mặt bằng di dân bố trí dàn trải, nhà đầu tư chưa chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng nên người dân không mấy thiết tha xây nhà sinh sống. Tại các khu vực dễ bị tổn thương nhất trên địa bàn xã Duy Nghĩa như Thuận An, Hội Sơn thuộc diện phải cấp bách sắp xếp dân cư nhưng nhiều năm vẫn bất động, vào mùa mưa lũ chính quyền lại sốt sắng sơ tán dân. 
Nghịch lý là, nhiều dự án thiếu quỹ đất TĐC cho dân, ngược lại một số khu TĐC dân không chịu vào ở. Đơn cử, dự án tuyến đường trục chính của xã Duy Nghĩa có 146 hộ bị giải tỏa, song đến nay mới bố trí được 31 hộ TĐC, trong khi hơn 50 hộ bị giải tỏa trắng trong dự án đường dẫn cầu Cửa Đại thì lại đang chờ đất TĐC từng ngày. 
Khu TĐC Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên) do Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai làm chủ đầu tư thì lại đã làm ngập úng gần 20ha đất ruộng cánh đồng Bầu Ngang. Ông Võ Quốc Hai – Phó ban Nông nghiệp xã Duy Hải lắc đầu: “Với người nông dân, không chi xót bằng bỏ hoang đất. Từ ngày xây dựng công trình TĐC, cao trình cống thoát nước cao hơn mặt bằng tự nhiên, nên ruộng sản xuất của người dân vô tình thành “túi chứa nước” mỗi khi có mưa lớn”. 
Bà Nguyễn Thị Bèo, cư dân địa phương than thở: “Tôi có hơn 2 sào ruộng liên tục trồng lúa, đậu phộng, mè. Thế nhưng, 2 năm nay bỏ đất trắng bạc, không dám trồng cây gì vì chỉ cần một trận mưa lớn, nước từ các cống trên cao trút xuống ngập úng hết cả đồng Bầu Ngang”.
Ông Nguyễn Văn Thống, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho biết, với nông dân Tây Sơn Đông, đây là “mất mát lớn”. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn cao nhất huyện nên nếu không giải quyết rốt ráo, hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại thì việc giải quyết bài toán xóa đói giảm nghèo sẽ còn khó khăn gấp bội.
Còn Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa Nguyễn Tấn Nam than thở: “Nhà nước công bố quy hoạch tràn lan, diện tích lớn, nhưng thực tế thi công thì rất nhỏ. Nhiều khu TĐC gây bức xúc cho người dân. Đây là quy hoạch “treo” nên người dân không thể nào tách thửa, giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng, xây nhà được nên gây khó khăn cho chính quyền trong quản lý hiện trạng đất đai”. 
Theo ông Nam, sở dĩ việc bố trí, sắp xếp dân cư không đạt như mục tiêu đề ra là do tư tưởng nôn nóng gấp rút thi công dự án, trong khi công tác quy hoạch vùng sản xuất gắn với KDC chưa được xem xét phù hợp. Thực tế là chủ đầu tư vẫn chưa trả lời được câu hỏi dân đi hay ở lại.

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.