Bãi sông bị “rút ruột” được “hoàn thổ” bằng rác “lậu”

Cảnh tượng xúc đất cho lên xe mang đi
Cảnh tượng xúc đất cho lên xe mang đi
(PLO) - Trên diện tích đất bãi hơn 7 héc ta, những chiếc máy xúc, xe tải ngày ngày xúc đất chuyển đi. Những ao sâu, thùng vũng trên bãi bồi phì nhiêu được lấp lại bằng… rác “lậu”.

Cho thuê đất để xúc đất đi bán?

Theo điều tra, năm 2003, UBND xã Minh Tân (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) ký hợp đồng cho Công ty Thương mại vận tải Thành Đạt (do ông Đỗ Văn Tăng làm Giám đốc, địa chỉ tại Cụm công nghiệp Ba Hàng, xã Nam Đồng, TP Hải Dương) thuê khu đất bãi sông tại thôn Uông Hạ, xã Minh Tân để khai thác đất sản xuất gạch. Diện tích khu đất là 76.855m2.

Theo quy định của Luật Đất đai, UBND cấp xã chỉ được phép cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã. Thế nhưng ở đây, xã Minh Tân lại ký Hợp đồng kinh tế thời hạn năm với Thành Đạt để công ty này có thể khai thác đất sản xuất gạch. Sai phạm nữa là theo quy định, các dự án sản xuất gạch sét nung phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thu hồi đất và giao cho chủ đầu tư. Ở đây xã không hề thực hiện các quy trình đó.

Người dân cho biết, trong quá trình thuê, Thành Đạt liên tục có hành vi khai thác, vận chuyển đất trái phép từ khu vực này đi nơi khác. Điển hình vào ngày 10/1/2017, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Hải Dương đã phát hiện và lập biên bản việc khai thác đất trái phép của công ty. Sau đó, vụ việc được bàn giao cho UBND huyện Nam Sách xử lý. Ngày 13/1/2017, huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 20 triệu đồng. 

Rác thải chôn trái phép có độ sâu gần chục mét
Rác thải chôn trái phép có độ sâu gần chục mét

Đến năm 2018, người dân và lực lượng chức năng nhiều lần phát hiện tiếp tình trạng khai thác và vận chuyển đất trái phép diễn ra tại đây. Phương tiện vi phạm còn bị chính quyền địa phương tạm giữ, nhưng sau đó không có người đến nhận và làm việc, UBND xã Minh Tân đã không giải quyết cũng như trả lại phương tiện vi phạm.

Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 31/12/2016, theo quy định, việc sản xuất gạch sét nung theo công nghệ thủ công trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ bị dừng hoạt động và phải thanh lý các hợp đồng khai thác đất. Và ngày 20/4/2017, ông Nguyễn Đức Tuyển, Chủ tịch UBND xã Minh Tân đã ký một hợp đồng kinh tế về việc chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thủy sản và trồng cây hoa màu hàng năm cho ông Tăng.

Thời hạn hợp đồng đến hết ngày 31/12/2018 với số tiền 16.760.000 đồng/năm. Tại bản hợp đồng này, ông Tăng ký dưới danh nghĩa là đại diện Hộ kinh doanh cá thể. Có ý kiến tố cáo cho rằng ông Tăng chỉ là người đứng ra ký hợp đồng và cho người khác quản lý, sử dụng, mục đích là để tận thu hết số đất đã khai thác và vun đống, tập kết trên bãi.

Ông Vũ Hữu Minh, một người dân xã Minh Tân cho biết, hiện dù đang trong mùa mưa bão nhưng xã vẫn cho phép ông Tăng đưa nhiều phương tiện ô tô, máy xúc để chở đất tại những điểm đã vun thành đống. Lợi dụng việc này, họ còn đào xới, múc cả đất sát mép sông, vun lên thành đống cho khô rồi vận chuyển vào trong hoặc chở đi nơi khác tiêu thụ. Vì thế, khu đất bãi sông nay đã biến thành thùng ao sâu, nhiều chỗ bị múc đất sâu tới 3 – 4 mét.

“Hoàn thổ” bằng rác thải  

Theo tìm hiểu, không riêng gì bãi đất ông Tăng thuê mà một số khu vực khu bãi sông Thái Bình thuộc phạm vi xã Minh Tân quản lý cũng rơi vào tình trạng đào xới nham nhở. Thậm chí, ngay UBND xã cũng không nắm rõ những ai là người trực tiếp đứng tên quản lý, đấu thầu, ai là người trực tiếp sản xuất tại các diện tích đất ở đây. 

Người dân cho hay, tình trạng một số người đứng ra thu gom đất rồi cho hoặc chuyển nhượng cho người khác thuê lại để sản xuất, trồng trọt cũng diễn ra rất phức tạp. Họ làm công khai nhưng xã không nắm bắt cũng như không ý kiến gì. Chính vì xã buông lỏng trong việc quản lý, giám sát nên người dân thay vì trồng trọt, đã khai thác, đào xới đất bừa bãi. Mang tiếng là đất bãi ngoài sông nhưng nay chỉ thấy thùng ao sâu hoặc bị “cát tặc” cho tàu vào hút cát trộm.

Trong khi việc khai thác đất trái phép tại khu đất ông Tăng thuê chưa được xử lý triệt để thì mới đây, cũng tại khu đất này, người ta còn phát hiện cả một khu chôn lấp rác thải công nghiệp trái phép với độ sâu gần 10m, khối lượng lên đến hàng trăm m3 với đủ các loại rác như cao su, da phế thải từ sản xuất mũ giày, vải vụn của may mặc…

Khu bãi bồi nay đã biến thành những thùng ao sâu nhiều mét
Khu bãi bồi nay đã biến thành những thùng ao sâu nhiều mét 

Những loại rác này được chôn lấp sâu dưới chính những thùng ao mà ông Tăng đã đào xới, múc đất. Vụ việc chỉ được phát hiện khi một số tàu khai thác cát trái phép hút trộm cát và làm lở đất.  

Tại buổi làm việc với PV, ông Nguyễn Đức Tuyển, Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho rằng “xã chỉ tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng cấp trên kiểm tra những vi phạm tại khu đất bãi ông Tăng thuê và xã chưa lập biên bản hay xử phạt lần nào. Việc phát hiện chôn lấp rác thải trái phép tại đây, xã đã mời ông Tăng đến làm việc nhưng ông này không hợp tác”.

Ngoài ra, ông Tuyển cũng cung cấp cho PV nội dung chi tiết của bản Hợp đồng kinh tế mà ông Tuyển đã ký kết với ông Tăng vào ngày 20/4/2017. Tại Điều 7 của Hợp đồng nêu rõ: Trong thời gian hợp đồng, người nhận hợp đồng không chấp hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã quy định thì UBND xã sẽ thanh lý hợp đồng trước thời hạn.

Thế nhưng những vi phạm trong quá trình thuê, quản lý và sử dụng đất của ông Tăng đã rất rõ, vi phạm quy định Luật Đất đai và Luật Khoáng sản, song xã vẫn để những sai phạm này tái diễn, và cũng không hề thanh lý hợp đồng. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng ở đây giữa lãnh đạo UBND xã Minh Tân và người thuê đất đang tồn tại những vấn đề khuất tất, mờ ám hay lợi ích nhóm nào đó? 

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.