176 DN chưa thống nhất chuyển giao vốn: SCIC vẫn “hóng” phân xử của Bộ KH&ĐT

Không phải DN nào cũng hấp dẫn nhà đầu tư như Vinamilk. Ảnh minh họa
Không phải DN nào cũng hấp dẫn nhà đầu tư như Vinamilk. Ảnh minh họa
(PLO) - Mặc dù theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất là hết quý I/2017 các DN phải chuyển giao vốn nhà nước về TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nhưng đến nay mới có 15/61 DN đã thực hiện việc chuyển giao. Đây là số DN mà SCIC và các bộ, ngành địa phương đã thống nhất phương án chuyển giao. 

Tuy nhiên, còn 176 DN chưa thống nhất phương án bàn giao, theo phân công, Bộ KH&ĐT sẽ có ý kiến, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản cuối cùng của Bộ này…

3 tháng mới bán vốn được 7 doanh nghiệp

Thông tin đưa ra tại buổi họp báo về hoạt động kinh doanh quý I của SCIC cho biết, ước tính quý I/2017, doanh thu của SCIC đạt 639 tỷ đồng, bằng 22%  so với cùng kỳ năm 2016 và bằng 6% kế hoạch Hội đồng thành viên (HĐTV) (tạm tính). Lợi nhuận trước thuế ước đạt 584 tỷ đồng, bằng 7% kế hoạch năm 2017 (tạm tính) và bằng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ, bằng 29% so với cùng kỳ năm 2016.

Liên quan đến công tác bán vốn nhà nước tại DN, báo cáo của  SCIC cho biết, trong quý I, SCIC đã thực hiện bán vốn nhà nước tại 7 DN với giá vốn là 37 tỷ đồng và giá trị thu được là 44 tỷ đồng, bằng 1,2 lần giá vốn. So với số lượng DN SCIC dự kiến bán vốn trong năm nay là 107 DN thì trong 3 quý còn lại trong năm, SCIC sẽ phải bán vốn tại 100 DN…

“Đây là thách thức rất lớn bởi trong số đó có nhiều DN vốn nhỏ, khó bán, bán mà không ai mua mặc dù phía cơ quan chức năng đã làm mọi cách để thoái vốn…”- ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV)  SCIC  chia sẻ.

Với 107 DN bán vốn trong năm nay, Chủ tịch HĐTV SCIC tính toán, có tới gần 80% trong số này là khó bán. 

Chia sẻ về việc sẽ có 100 DN sẽ tiến hành bán vốn từ nay đến cuối năm, ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng Giám đốc SCIC cho biết, việc bán vốn hàng năm của SCIC thường sẽ đẩy mạnh vào quý III, IV, do quý I các DN thường tiến hành Đại hội đồng cổ đồng, lúc đó mới có báo cáo kiểm toán. 

Báo cáo của SCIC cũng cho biết, đến nay, danh mục DN của SCIC có 144 DN với vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 87.991 tỷ đồng. Trong đó có 22 DN nhóm A1 với tỉ trọng vốn nhà nước là 60,4%, 13 DN nhóm A2 với tỉ trọng vốn nhà nước là 6,3%, 33 DN nhóm B1 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 26,5%, và 76 DN nhóm B2 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 6,8%.

Ì ạch bàn giao vốn 

Liên quan đến công tác nhận chuyển giao vốn nhà nước từ các DNNN đã cổ phẩn hóa, Phó Tổng Giám đốc SCIC, ông Nguyễn Hồng Hiển cho biết, trong quý I  SCIC đã tiếp nhận vốn của 4 DN, với vốn nhà nước là 273 tỷ đồng. 

Tại hội thảo đó, các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương cũng nêu lên một số vướng mắc trong quá trình chuyển giao như quyết toán vốn lần 2 tại DN, DN có hoạt động đặc thù…, nên họ đề nghị giữ lại. Sau hội thảo CIEM hoàn thiện tờ trình lên Bộ KH&ĐT về hướng tiếp theo cho hoạt động chuyển giao nhưng đến nay Bộ KH&ĐT vẫn chưa có ý kiến cuối cùng (theo phân công, Bộ KH&ĐT là cơ quan tham mưu, đề xuất trình Chính phủ về việc chuyển giao DN).

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng Hiển cũng cho biết, trong tổng số 61 DN mà SCIC đã làm việc với các bộ, ngành, địa phương và thống nhất phương án chuyển giao, hiện SCIC đã nhận chuyển giao vốn của 15 DN, còn 46 DN nữa chưa chuyển giao mặc dù tại Văn bản 2225/Ttg-ĐMDN ngày 12/12/2016. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan chuyển giao vốn nhà nước về SCIC đúng quy định trước 31/3/ 2017.

 Đối với 176 DN các bộ, ngành, địa phương đề nghị xem xét lại việc chuyển giao, SCIC vẫn đang chờ văn bản cuối cùng của Bộ KH&ĐT. “Công việc mà Bộ KH&ĐT làm chính là xem xét lại 176 DN này, xem DN nào phải  chuyển vốn nhà nước về về SCIC và DN nào Bộ KH&ĐT tham mưu giữ lại…”- ông Hiển giải thích.

Chủ tịch HĐTV SCIC, ông Nguyễn Đức Chi cho rằng, với việc chuyển giao vốn nhà nước về SCIC thì  SCIC đã rất cố gắng, rất có trách nhiệm nhưng SCIC cũng chỉ là một DN. “SCIC đã báo cáo các bộ, ngành, UBND các địa phương để đề nghị thực hiện quy định pháp luật về chuyển giao. Thực tế thì kết quả từ năm 2011 đến nay. SCIC mới nhận chuyển giao vốn nhà nước của 94 DN có phần vốn lớn, nhỏ khác nhau với vốn nhà nước khoảng  2.700 tỷ đồng. Đây là số vốn rất nhỏ, chưa xứng với cái tên vẫn được báo chí gọi là “siêu” tổng công ty…”- ông Chi giải bày…

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.