Bước tiến mới thể hiện chủ quyền trên quỹ đạo không gian của Việt Nam

Vệ tinh MicroDragon trước khi phóng
Vệ tinh MicroDragon trước khi phóng
(PLVN) - Sự kiện vệ tinh MicroDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo vừa được phóng vào vũ trụ đánh dấu bước tiến quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong top đầu của khu vực về công nghệ vệ tinh. 

Cách đây hơn 10 năm, vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Đây là sự kiện lịch sử của ngành viễn thông, đánh dấu việc Việt Nam có chủ quyền trên quỹ đạo không gian.

Dấu ấn khoa học

Ngày 18/01, vệ tinh MicroDragon đã được tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản phóng vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian. Sau khi phóng một ngày, ngày 19/1, vệ tinh MicroDragon đã có 3 lần liên lạc với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo. Ở những tín hiệu vệ tinh gửi về đầu tiên, các thiết bị trên vệ tinh hoạt động bình thường theo thiết kế. 

Vệ tinh MicroDragon được thiết kế, chế tạo bởi 36 nghiên cứu viên, ở lứa tuổi 30, là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam theo học tại 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản.

Tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chiều 21/1 vừa qua, các nghiên cứu viên, nhà khoa học trẻ cho biết, đến thời điểm này, các thông số hoạt động của vệ tinh rất ổn định và khẳng định, đã làm chủ được công nghệ phát triển vệ tinh quan sát Trái đất cỡ nhỏ, loại 50 kg.

Trong quá trình chế tạo vệ tinh, nhóm đã tự nghiên cứu, xác định mục đích hoạt động, nhiệm vụ của vệ tinh, thiết kế, thử nghiệm, tích hợp cũng như kiểm tra hoạt động của vệ tinh trước khi phóng lên quỹ đạo. Dựa trên nền tảng đó, thành viên dự  án mong muốn tiếp tục tạo điều kiện nghiên cứu, làm chủ những công nghệ phát triển vệ tinh lớn hơn trong tương lai, cụ thể là vệ tinh cỡ 500 kg.

Hiện nay Việt Nam đang nhờ trạm mặt đất ở Nhật Bản hỗ trợ việc thu phát tín hiệu, dữ liệu hoạt động của vệ tinh. Vì vậy, nhóm mong muốn trong tương lại gần Việt Nam có thể xây dựng trạm mặt đất để kỹ sư Việt Nam chủ động trong việc vận hành, khai thác vệ tinh.

Một mong muốn mà thành viên dự án chia sẻ là hợp đồng với Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có thời gian 10 năm và sẽ hết hạn trong một vài năm tới. Các kỹ sư trẻ gọi đây là tình trạng “chuyển nhượng tự do”. Nhóm mong muốn được Chính phủ tạo điều kiện qua các dự án vệ tinh quy mô lớn hơn và có chính sách để các nghiên cứu viên yên tâm công tác, cống hiến lâu dài cho ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.

Nhìn nhận đây là vệ tinh quan sát Trái đất lớp micro đầu tiên chính thức do đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam chế tạo, tích hợp, là thành tựu quan trọng mở đầu cho bước tiếp theo về công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, điều này khẳng định các kỹ sư trẻ của Việt Nam đã làm chủ và sẵn sàng chế tạo, phát triển vệ tinh dưới 50 kg tại Việt Nam. Đây là tiền đề cho việc sẵn sàng tiếp nhận công nghệ phát triển vệ tinh quan sát Trái đất thương mại trong tương lai.

“Nghe được tin này, tôi rất vui mừng, nhất là thấy các em trẻ tuổi được đào tạo, rèn luyện thành cán bộ công nghệ, khoa học vũ trụ lớp đầu tiên của nước ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và biểu dương, chúc mừng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VNSC) và nhóm kỹ sư trẻ của Viện.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và duy trì ngọn lửa đam mê, khát vọng nghiên cứu, sáng tạo và cống hiến của các nhà khoa học công nghệ vệ tinh trẻ để “chúng ta có bước phát triển mới tốt hơn nữa trong công nghệ vũ trụ của Việt Nam”. Thủ tướng cho biết, sẽ có chương trình, chính sách phát triển công nghệ vũ trụ, một lĩnh vực mới mẻ, non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là đào tạo cán bộ.

Được biết, MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam).

Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ "Đào tạo 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm một vệ tinh micro (khối lượng khoảng 50 kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản". Dự án sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Mục đích chính của vệ tinh MicroDragon là công cụ để đào tạo thực hành chế tạo thử nghiệm vệ tinh lớp micro. Nhiệm vụ chủ đạo khi thiết kế của MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.

Nhìn lại 10 năm

Cách đây hơn 10 năm, đúng 5h17 phút ngày 19/4/2008 (giờ địa phương) từ Kourou (French Guiana), vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Đây là sự kiện lịch sử của ngành viễn thông, đánh dấu việc Việt Nam có chủ quyền trên quỹ đạo không gian. 

Dự án quốc gia về vệ tinh này được khởi xướng từ năm 1995. Trước thời điểm 19/4/2008, vì chưa có vệ tinh riêng, nên Việt Nam phải đi thuê kênh vệ tinh và cáp quang biển của nước ngoài để đảm bảo thông tin, liên lạc trong nước và đi quốc tế.

Mô phỏng quá trình thay đổi tư thế của vệ tinh khi chuẩn bị được thả vào không gian.
Mô phỏng quá trình thay đổi tư thế của vệ tinh khi chuẩn bị được thả vào không gian.

Do giá thuê kênh thông tin vệ tinh nước ngoài không rẻ, nên cước viễn thông ở trong nước thời điểm đó rất cao so với thu nhập bình quân của người dân, đặc biệt là cước đi quốc tế.

Theo ước tính của VNPT, mỗi năm Việt Nam chi từ 10-15 triệu USD để thuê băng tần vệ tinh của nước ngoài. Do đó, việc đưa Vinasat -1 vào sử dụng có thể tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước khoảng 10 triệu USD mỗi năm, đồng thời góp phần giảm giá cước viễn thông.

Khi đưa vệ tinh Vinasat-1 vào sử dụng, bên cạnh việc phủ sóng viễn thông, liên lạc tới vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo trong nước và cả trong khu vực Đông Nam Á, vệ tinh này còn cung cấp các dịch vụ bao gồm: Phát hình quảng bá; Kênh truyền hình tận nhà (DTH); Kênh truyền hình có độ phân giải cao; Dịch vụ truy nhập Internet; Điện thoại cho vùng sâu, vùng xa (VSAT).

Trong đó, lĩnh vực truyền hình được hưởng lợi rất lớn, chẳng hạn trước đây để làm một chương trình truyền hình trực tiếp, nhà đài phải sử dụng công nghệ viba hoặc cáp quang, nhiều điểm cầu không thuận lợi phải "nối" viba trung chuyển đến vị trí có cáp quang "đầu cuối" để truyền về trung tâm. Điều này rất vất vả vì phải mang nhiều thiết bị, vừa thiếu an toàn và chi phí cao.

Khi có vệ tinh viễn thông, chuyện làm truyền hình trực tiếp nhiều sự kiện ở bất kỳ đâu trong tầm hoạt động của Vinasat -1 (vốn phủ sóng toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, các quần đảo của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một phần phía đông châu Úc) trở nên dễ dàng.

Việc đào tạo, chữa bệnh từ xa cũng được thuận tiện nhờ vệ tinh Vinasat-1. Đối với các mạng di động, vệ tinh có thể truyền dẫn đấu nối các trạm phát sóng di động về trạm gốc, góp phần cải thiện mạng điện thoại có chất lượng tốt hơn…

Hiệu quả lớn nhất của dự án Vinasat-1 là tạo lập được cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

Khi đưa Vinasat-1 vào hoạt động, tất cả những tin về bão lũ, cũng như diễn biến thời tiết nguy hiểm đều có thể chuyển được đến tận vùng sâu, vùng xa hay kể cả vùng chưa phủ sóng rất dễ dàng, tiện lợi. Tàu bè đi trên biển sẽ thu nhập thông tin từ vệ tinh nhanh chóng, qua đó giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sau thành công của Vinasat-1, VNPT hoàn thành triển khai dự án đầu tư và phóng thành công vệ tinh Vinasat-2 vào quỹ đạo vào lúc 5 giờ 13 phút ngày 16/5/2012, tại phòng điều khiển Trung tâm Vũ trụ châu Âu. Vinasat-2 do Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất, sử dụng công nghệ khung A2100A.

Việc phóng thành công Vinasat-2 vào thời điểm đó đã đưa Việt Nam là một trong 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới phóng thành công và sở hữu vệ tinh địa tĩnh; khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam; chiếm lĩnh các quỹ đạo địa tĩnh quan trọng, thiết yếu.

Thông qua vệ tinh địa tĩnh, Việt Nam kiểm soát chặt chẽ được chủ quyền không gian của đất nước và có khả năng quét một số vùng không gian của một số khu vực trên thế giới; góp phần vào việc cung cấp dịch vụ của Việt Nam cho các nước thông qua dịch vụ vệ tinh.

Việc vận hành vệ tinh Vinasat-1 và 2, Việt Nam đã tự chủ được thông tin vệ tinh của mình trong phát thanh truyền hình, viễn thông… và nhất là an ninh quốc phòng, bởi vì chúng ta không thể sử dụng vệ tinh của nước ngoài để bảo vệ an ninh quốc phòng Việt Nam.

Vĩ thanh

Các bạn trẻ chế tạo thành công vệ tinh 50 kg MicroDragon đã minh chứng cho việc tiếp bước truyền thống của người Việt Nam, không chỉ trong khám phá các vùng đất mới, các vùng biển xa mà còn khám phá, khẳng định chủ quyền trên không gian, khẳng định năng lực nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ của người Việt Nam, đặc biệt trong cuộc cách mạng 4.0.

Việc làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất cỡ 50 kg đã giúp Việt Nam sánh vai cùng các nước hàng đầu ASEAN về khả năng tự chế tạo vệ tinh.

Việc phóng hay thu phát số liệu, dữ liệu hiện đang được thực hiện ở Nhật Bản. “Thế nên chúng ta suy nghĩ làm sao phát triển công nghệ vũ trụ, trước hết là phóng những vệ tinh phục vụ cho quốc kế dân sinh, cho thương mại… phải được Việt Nam làm chủ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý khi gặp các nhà khoa học trẻ và bày tỏ hy vọng “các bạn trẻ, lứa tuổi 30 ở đây tiếp nối tinh thần dám đương đầu với thử thách công nghệ, để góp phần làm cho hình ảnh Rồng Việt Nam bay cao trên bản đồ công nghệ vũ trụ thế giới”. Đó là khát vọng Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.