Ngân hàng “khóc” khi thu hồi nợ xấu bất động sản

4-5 cháu bé khoảng 9- 10 tuổi, đeo bìa carton ghi khẩu hiệu “Ngân hàng Techcombank thu giữ tài sản trái phép, đàn áp khách hàng” trước cửa ngân hàng.
4-5 cháu bé khoảng 9- 10 tuổi, đeo bìa carton ghi khẩu hiệu “Ngân hàng Techcombank thu giữ tài sản trái phép, đàn áp khách hàng” trước cửa ngân hàng.
(PLO) - Dựa vào việc ngân hàng thường rất… “sợ” mất hình ảnh trước khách hàng. Lợi dụng tâm lý này, đến hạn thì không trả nợ khách hàng không những không trả nợ mà còn sẵn sàng ăn vạ và lợi dụng dư luận để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Quyền của… “thượng đế”

Chiều 23/10/2014, tại ngân hàng TMCP Techcombank ở khu vực Vincom Bà Triệu (191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xuất hiện 4-5 cháu bé khoảng 9- 10 tuổi, đeo bìa carton ghi khẩu hiệu “Ngân hàng Techcombank thu giữ tài sản trái phép, đàn áp khách hàng”.

Trao đổi với PV về vụ việc, bà Nguyễn Thu Lan, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản, Techcombank AMC cho hay: người đứng sau chính là vợ chồng bà Phan Thị Hồng và ông Phan Ích Trí (ở huyện Thạch Thất, Hà Nội). Đây là 1 ca nợ xấu mới được giải quyết.  

Theo bà Nguyễn Thu Lan, ngày 23-8-2011, bà Phan Thị Hồng và ông Phan Ích Trí đã tự nguyện thế chấp tài sản đảm bảo tại Thạch Thất để đảm bảo nghĩa vụ tại Ngân hàng theo hợp đồng đã ký kết. Trong quá trình vay vốn, bà Hồng và ông Trí không hoàn trả bất kỳ khoản nợ lãi hay nợ gốc nào cho Ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trả nợ, không thực hiện nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã ký.

Đến 12/12/2011, Ngân hàng gửi bà Phan Thị Hồng và Ông Phan Ích Trí thông báo vi phạm nghĩa vụ và thu hồi toàn bộ khoản nợ. Tiếp đó, Ngân hàng đã nhiều lần thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ nhưng hai ông bà vẫn không thực hiện và bỏ đi khởi nơi cư trú trong một thời gian dài.

Không còn cách nào khác, ngày 02/03/2012, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, Ngân hàng đã thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm xử lý nợ, dán thông báo và niêm phong nhà cửa, công trình xây dựng trên đất. Tiếp đó, Ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bán đấu giá để thu hồi nợ. Trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản đều được niêm yết công khai và tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, khi phiên đấu giá thành công, Ngân hàng tiến hành bàn giao tài sản bảo đảm cho người trúng đấu giá theo quy định pháp luật thì bà Hồng lại xuất hiện và có những hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ, có những hành động không chỉ dừng lại ở mức độ bất hợp tác mà còn mang tính côn đồ, ăn vạ, vu khống cán bộ ngân hàng thực thi nhiệm vụ, công nhiên chiếm đoạt tài sản, gây mất an ninh trật tự khu vực.

Việc xuất hiện tại hội sở Ngân hàng, sử dụng trẻ em làm công cụ “ăn vạ” chỉ là một trong nhiều “chiêu” bà Hồng dùng để lợi dụng dư luận, phục vụ cho mục đích riêng của mình.

Ngân hàng “khóc” khi thu hồi bất động sản

Theo bà Lan, Techcombank AMC: “Trường hợp của KH Phan Thị Hồng là điển hình “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến công tác xử lý dư nợ của chúng tôi bị ách tắc rất lớn. Bà Hồng đã gửi đơn thư tố cáo một cách vô căn cứ về trình tự xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng, nhằm mục đích quấy nhiễu, kéo dài thời gian chuyển nhượng tài sản”.

Qua tìm hiểu, đây không phải trường hợp duy nhất khách hàng có nợ xấu tố ngược lại ngân hàng. Có không ít khách hàng không những không trả nợ mà khách hàng còn sẵn sàng ăn vạ và lợi dụng dư luận để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Nói về nợ xấu, một đại diện ngân hàng khác cũng than phiền: “Thị trường chỉ nhìn thấy con số nợ xấu được xử lý chậm, nhưng có mấy ai thấu hiểu nỗi khổ của các ngân hàng. Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi tài sản của mình. Nhiều món nợ xử lý phải mất 3 - 5 năm, thậm chí 8 - 10 năm mới giải quyết xong”

Đến nay, ngân hàng có “vũ khí” trong tay là hệ thống văn bản pháp luật làm căn cứ để xử lý tài sản đảm bảo khá đầy đủ như: Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 83 sửa đổi bổ sung nghị định 163, Thông tư liên tịch số 16/2014, Thông tư 20 về đăng ký giao dịch bảo đảm…

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vướng mắc, điển hình như, muốn xử lý Tài sản bảo đảm là bất động sản, cần có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan như: Toà án, Thi hành án, Văn phòng nhà đất, Chi cục thuế, Công an, Uỷ ban nhân dân... mà cách hiểu áp dụng pháp luật của các cơ quan lại vênh nhau, tạo nên sự ách tắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng.

Nhiều trường hợp khách hàng chống đối, bất hợp tác, cố tình không thực hiện nghĩa vụ, phủ nhận ý chí đồng thuận của mình theo hợp đồng đã ký, có hành động chây ỳ, kéo dài thời gian xử lý tài sản đảm bảo, tẩu tán tài sản, gây tổn thất cho ngân hàng, tăng chi phí xử lý tài sản, thâm hụt vào khoản vay cần được thu hồi.

Mặt khác, do đặc thù của thủ tục chuyển nhượng bất động sản, khi phát sinh bất kỳ đơn thư khiếu nại nào, mọi giao dịch liên quan đến tài sản đều có thể bị tạm đình chỉ cho đến khi giải quyết được đơn thư, mà thời gian này có khi kéo dài đến hàng năm. Việc này kéo theo rất nhiều trở ngại cho ngân hàng trong việc trực tiếp xử lý tài sản đảm bảo không thông qua con đường thi hành án. Để theo đuổi một vụ kiện dân sự để ra được bản án rồi đến quyết định thi hành án thì ngân hàng lại phải mất ít nhất từ 3 đến 5 năm. 
Với những bất cập và khó khăn khi xử lý nợ như thế này việc các ngân hàng thận trọng khi cho vay đã lẽ tất yếu, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng trưởng tín dụng và kích thích tiêu dùng hiện nay. 

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.