'Tuýt còi' hoạt động tôn vinh nghệ nhân 'hữu danh vô thực'

Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
(PLO) - Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đồng tiền đã chi phối toàn bộ nội dung của cái gọi là “tôn vinh nghệ nhân”. Kiểu này đã và đang diễn ra nhiều tỉnh thành trong nước với nhiều đơn vị đứng ra tổ chức và rốt cuộc “đẻ” ra hàng loạt “nghệ nhân” hữu danh vô thực”. 

Cứ có tiền là có nghệ nhân?

Những năm qua, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã tổ chức một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa như: Liên hiệp các Hội UNESCO VN cấp bằng chứng nhận, tôn vinh “Phong tặng nghệ nhân ưu tú văn hóa dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt”, bằng chứng nhận “Tôn vinh nghệ nhân”. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian”; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng tôn vinh “Nghệ nhân”...

Tại các làng quê có di sản văn hóa, nhiều bà con phản ánh có một số người giới thiệu là Trung tâm này, Tổ chức kia, Hiệp hội nọ tới nhà có người tham gia hoạt động nghệ thuật dân gian để chào mời... làm nghệ nhân! Với một bộ hồ sơ hướng dẫn kê khai lý lịch và bộ hợp đồng tài trợ, họ ngon ngọt đưa ra mức giá “tài trợ” từ 15 triệu tới 1 tỷ đồng. Và “nghệ nhân” ấy có “điển hình”, “xuất sắc”, “ưu tú”, “nhân dân” hay không phụ thuộc vào số tiền họ... “tài trợ”.  

Còn nhớ cách đây  2 năm, dư luận từng xôn xao, bất bình khi một số cá nhân và doanh nghiệp bỗng nhiên nhận được hồ sơ hoặc mail do Công ty CP Truyền thông – Dịch vụ truyền hình (ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) gửi. Hồ sơ gồm đơn đăng ký tham dự chương trình Nghệ nhân văn hóa dân gian, cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đơn đăng ký này đề nghị người đăng ký hỗ trợ (tài trợ) hoạt động quảng bá - truyền thông cho chương trình với mức tối thiểu 30 triệu đồng và mức tối đa là 1 tỷ.

Nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp... nào hỗ trợ (tài trợ) số tiền trên sẽ được tặng bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian” hoặc bằng “Chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa di sản dân tộc”, được báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong Phủ Chủ tịch. Chương trình vinh danh và trao bằng dự kiến diễn ra vào 29/11/2015 tại Phủ Chủ tịch nước. Kèm theo hồ sơ còn có hình ảnh 2 mẫu dự kiến “Bằng chứng nhận Nghệ nhân văn hóa dân gian” và “Bằng chứng nhận có đóng góp vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc”. Trong bằng, đề rõ 3 đơn vị tham gia trao tặng bằng là: Bộ VH-TT& DL, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa tôn giáo Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc.

Sau khi kiểm tra, Bộ VH-TT& DL đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam dừng việc tổ chức chương trình vinh danh và cấp Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”. Bởi, Trung tâm tự ý đưa Bộ VH-TT& DLvào Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” là không đúng với vị trí của cơ quan quản lý nhà nước trong sự kiện này. Ảnh mẫu Bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” có mô phỏng Quốc huy trên mẫu Bằng chứng nhận được thiết kế khác lạ không đúng với quốc huy được quy định trong Hiến pháp.

Việc hàng loạt các đơn vị tổ chức xã hội nghề nghiệp tự đứng ra phong tặng các danh hiệu như: nghệ nhân dân gian, nghệ nhân quốc gia… khiến cho danh hiệu nghệ nhân thật, giả khó phân biệt. Việc thẩm định đối với không ít danh hiệu chỉ như “cưỡi ngựa, xem hoa”, có hơi hướng thương mại hóa danh hiệu. Phong tặng không đúng quy trình và chồng chéo, mạnh ai đấy làm này đã làm uy tín của nghệ nhân gìn giữ di sản văn hóa mất đi những giá trị đích thực. “Nghệ nhân vàng thau lẫn lộn” còn tạo ra bức xúc cho những người vì nghệ thuật truyền thống thực sự và những nghệ nhân đã được vinh danh và phong tặng theo một quy trình nghiêm túc.

Chỉ có hai nơi được trao danh hiệu “nghệ nhân”

Tại Việt Nam, hai nơi chính thức trao danh hiệu “nghệ nhân” đó là: Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân của Bộ VH-TT&DL và “Nghệ nhân dân gian” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức khác không có chức năng vinh danh, nên tất cả các danh hiệu chứng nhận, bằng công nhận... của các hội khác đã trao trước đây đến bây giờ đều không có giá trị pháp lý. Nhiều địa phương phản ánh, nhiều hiệp hội về địa phương, không thông qua chính quyền địa phương, tùy tiện trao bằng chứng nhận và thu tiền của mọi người.

 Tháng 9/2017, Bộ VH-TT& DL đã  gửi Công văn số 3754/BVHTTDL-TTr báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung quản lý việc chứng nhận, tôn vinh của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Theo đó, Bộ VH- TT& DL khẳng định, việc vinh danh và cấp bằng công nhận, bằng chứng nhận các danh hiệu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp: Liên hiệp các Hội UNESCO VN, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là hội thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chưa được pháp luật quy định.

Bộ VH-TT& DL cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái pháp luật. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.