Sự lên ngôi của nhạc phim

Sự lên ngôi của nhạc phim
(PLO) - Nếu như trước kia, nhạc phim hầu như chỉ có tác dụng “minh họa” cho bộ phim, thảng hoặc mới có một bài hát tách khỏi phim để trở thành bài hát được công chúng yêu thích riêng biệt, thì nay, nhạc phim đã khẳng định được chỗ đứng của mình. 

Ngay cả khi sức nóng của các bộ phim mà nó “cộng sinh” đã giảm nhiệt, qua đi thì bài hát vẫn có giá trị và đời sống riêng của mình. Trong khi bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh “Cô gái đến từ hôm qua” đang chiếm lĩnh phòng vé với doanh thu cao ngất, thì các bài hát trong phim là “Cô gái đến từ hôm qua” (Vũ Cát Tường), “Ngồi hát đỡ buồn” (sáng tác Nguyễn Hải Phong, thể hiện Trúc Nhân) cũng không kém cạnh.

 Trước khi phim công chiếu, MV “Cô gái đến từ hôm qua” đã được phát hành, trở thành bài hát yêu thích của các bạn trẻ. “Ngồi hát đỡ buồn” của Trúc Nhân đến nay đã đạt con số khủng gần 6 triệu lượt view. Bài hát “Người ta nói” được cover lại từ bài hát gốc sáng tác từ nhiều năm trước cũng đạt hơn 2 triệu lượt view sau 6 ngày phát hành trên mạng.

Năm 2015, bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” làm mê mẩn khán giả điện ảnh Việt, thì bài hát trong phim cùng tên “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (sáng tác Châu Đăng Khoa, thể hiện Ái Phương) cũng tạo một cơn sốt với người yêu nhạc. Giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, với giọng hát trong trẻo, nhiều cảm xúc của Ái Phương, ca khúc đã lay động được trái tim người nghe và nhanh chóng có mặt trên các bảng xếp hạng âm nhạc lúc bấy giờ. Cho đến nay, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” vẫn là một trong những bài hát rất được yêu thích của những người trẻ.

Kể đến những bài hát trong phim thành công, có chỗ đứng riêng trong làng nhạc Việt còn rất nhiều, như “Mình yêu tự bao giờ” (Phim Em là bà nội của anh); “Em chưa 18” (Phim Em chưa 18), “Cho em gần anh thêm chút nữa” (Phim Cho em gần anh thêm chút nữa)… Hiện, các bài hát này đều là những bài hát đang được giới trẻ rất yêu thích, vẫn chưa giảm “sức nóng” kể cả khi phim đã công chiếu khá lâu.

Cũng mới đây, ca sĩ Rocker Nguyễn đã gây chú ý khi tung ca khúc Forever never (sáng tác Huy Tuấn), ca khúc chính của bộ phim “Sắc đẹp ngàn cân” sẽ công chiếu thời gian tới. Ca khúc này cũng nhanh chóng được khán giả đón nhận. Nhiều người cho rằng, ca khúc này cũng sẽ nhanh chóng đạt “triệu like” trong vài ngày với chất lượng âm nhạc rất ổn. 

Có thể thấy, càng ngày các ca khúc gắn liền với nhạc phim càng được đầu tư chỉn chu, công phu với chất lượng cao hơn. Với nhà làm phim, ca khúc là một phần gắn liền với bộ phim, làm nên chất lượng tổng thể của phim, và góp phần không nhỏ vào hiệu quả truyền thông của bộ phim. Với ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc phim chính là một cơ hội để họ có thể dễ dàng đưa bài hát của mình ra công chúng, với khả năng thành công cao hơn (vì đã được quảng bá kèm với phim, ăn theo sức nóng của phim).

Đó là một sự cộng sinh rất hiệu quả. Vì thế, giờ đây không chỉ một chiều đạo diễn đặt hàng ca khúc nhạc phim mà không ít trường hợp nhạc sĩ, ca sĩ tìm đến, tự “ứng cử” mình với nhà làm phim (như trường hợp của Vũ Cát Tường với “Cô gái đến từ hôm qua”).

Và dù là nhạc hay phim được đầu tư một cách nghiêm túc, chỉn chu, với chất lượng nghệ thuật cao, chắc chắn sẽ được đón nhận. Sự lên ngôi của nhạc phim cũng chính là dấu hiệu đáng vui của cả thị trường nhạc Việt và điện ảnh Việt. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.