Phim Việt bị “ép” khi ra rạp: Vẫn mòn mỏi chờ giải pháp?

Phim Việt bị “ép” khi ra rạp: Vẫn mòn mỏi chờ giải pháp?
(PLO) - Sau thông tin đưa ra từ Ngô Thanh Vân cho biết phim “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” không được chiếu ở cụm rạp CGV, thị trường điện ảnh Việt lại một lần nữa nóng lên với câu chuyện liệu có chăng việc phim Việt bị thiệt thòi ở khâu phát hành…

Đầu tư khủng nhưng nguy cơ lỗ vốn vì bị từ chối chiếu

Có mặt tại buổi họp báo chiều ngày 17/8, Ngô Thanh Vân, đại diện nhà sản xuất “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” đã bật khóc khi công bố thông tin bộ phim sẽ không được công chiếu tại cụm rạp CGV.

Từ nhiều tháng trước đó, vụ thương thảo để để “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” vào hệ thống rạp CGV đã được phía nhà phát hành BHD và công ty sản xuất VAA của Ngô Thanh Vân nỗ lực tiến hành.

Trước khi có công bố chính thức, liên tục có những nguồn thông tin nhiều chiều về kết quả của cuộc thương thảo này. Theo phía BHD, trong cuộc thương lượng, từ những ngày đầu phía CGV đã không có ý muốn hợp tác, đưa ra tỷ lệ ăn chia rất thấp.

Tỷ lệ này có cao hơn một chút sau khi phía cụm rạp này xem bản chính thức của bộ phim, tuy nhiên, vẫn còn cách khá xa so với mức tỷ lệ 50 – 50 mà BHD đưa ra. 50- 50 cũng chính là tỷ lệ trung bình mà CGV thường áp dụng với các bộ phim Việt khác, cao hơn so với phim ngoại không ít.

Cho đến phút cuối cùng trước họp báo, phía nhà sản xuất vẫn mong chờ một sự đổi ý của CVG. Tuy nhiên, kết quả là không đạt được thỏa thuận, “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” đành ngậm ngùi rút khỏi CGV.

Theo những chuyên gia về điện ảnh, với quyết định này, bộ phim sẽ gặp những khó khăn lớn trong việc phát hành. Theo ước tính, với một bộ phim làm nghiêm túc và đầu tư “khủng” so với phim Việt như “Tấm Cám – Chuyện chưa kể”, thì để có lợi nhuận, phim phải thu vào trên 40 tỷ đồng từ bán vé. Hiện nay, tại Việt Nam, CGV là hệ thống rạp dẫn đầu về thương hiệu lẫn số lượng phòng vé, độ dày suất chiếu.

Trên cả nước, CGV có 32 rạp, chỉ tính ở TP.HCM đã có 12 rạp, chiếm 40% số lượng rạp toàn quốc. Không được công chiếu tại CGV, cộng tất cả các rạp có thể chiếu như BHD, Galaxy…, số lượng vé bán ra cũng chưa hẳn có thể chạm đến số mà riêng CGV có thể bán nếu được phát hành.

Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm của nhiều bom tấn Mỹ, Hàn Quốc như “Alice ở xứ sở trong gương”, “Biệt đội cảm tử”, “Người bạn rồng”, “Bộ tứ lừa đảo”…, thì rủi ro với bộ phim Việt này càng cao hơn.

Nhiều người rất tiếc cho sự cố của “Tấm Cám- Chuyện chưa kể”, vì tính ở mặt bằng chung của phim Việt, đây là một bộ phim làm rất nghiêm túc, đầu tư lớn, trau chuốt về nội dung lẫn hình ảnh. Đây là một sự cố sẽ khiến không chỉ BHD và Ngô Thanh Vân mà cả các nhà sản xuất phim Việt phải chùn lòng.

Điêu đứng vì bị xử ép ngay trên sân nhà

Câu chuyện phim Việt bị “ép” về bởi các cụm rạp tại Việt Nam từ trước đó đã không ít lần gây xôn xao dư luận. Tháng 5 vừa qua, 8 đơn vị gồm BHD, Galaxy, Skyline, Golden Media, Saigon Media, MVP, Early Risers và công ty VAA đã cùng gửi đơn khiếu nại đến Hội Điện Ảnh, khẳng định họ đang bị hệ thống rạp CGV chèn ép.

Theo đơn khiếu nại này, CGV đã dựa vào áp đảo thị trường về hệ thống cụm rạp, đưa ra tỷ lệ ăn chia không hợp lý. Phim Việt Nam do CGV phát hành tại hệ thống rạp khác có tỷ lệ ăn chia là 55-45 (CGV hưởng 55%). Còn với phim Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước phát hành tại hệ thống CGV, tỷ lệ vẫn là 45-55 (nghĩa là nhà phát hành chỉ được hưởng 45%, CGV hưởng 55% doanh thu chiếu phim trong tuần đầu tiên, tỷ lệ hạ dần theo tuần)".

Các đơn vị khiếu nại cho rằng CGV đang tiến hành đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch thương mại như nhau, điều này là bất bình đẳng trong cạnh tranh và có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các đơn vị làm phim Việt này cũng tố CGV ưu ái nhiều cho phim ngoại ở cả tỷ lệ phát sóng, khung giờ vàng… hầu hết các nhà sản xuất phim Việt trước giờ vẫn “cắn răng” chịu, bởi nếu không chiếu ở CGV, họ có thể mất đi 40% doanh thu cho mỗi bộ phim công chiếu, và cũng cầm chắc trong tay chuyện lỗ vốn. 

Cho đến nay, thư khiếu nại vẫn chưa có kết quả thì lại tiếp tục xảy ra sự việc của “Tấm Cám- Chuyện chưa kể”, khiến các nhà sản xuất trong nước một lần nữa bức xúc.

Phim Việt bị “ép” khi ra rạp, đó là một sự thật được rất nhiều nhà làm phim trong nước thừa nhận. Ngoài CGV, các cụm rạp khác có nhiều khung ăn chia khác nhau dành cho phim Việt như 50 – 50; 55- 45; 60- 40…, ngoài ra mức chi phí phát hành cũng khác nhau, 8%, 10%.... Tỉ lệ này hầu hết cho các cụm rạp quyết định sau khi thẩm định chất lượng phim.

Bên cạnh đó, khung giờ chiếu và các hình thức quảng bá -  yếu tố góp phần vào doanh thu của mỗi bộ phim cũng là do cụm rạp tự đưa ra, nhà sản xuất cũng không được ý kiến hay thay đổi gì.

Tỷ lệ ăn chia với cụm rạp cao, không được ưu ái trong chiến dịch quảng bá, không được ưu tiên khung giờ đẹp…, phim Việt có quá nhiều thiệt thòi ngay trên chính sân nhà của mình.

Nguyên do của điều này, rất nhiều rất rõ, đó là về mặt chất lượng và thu hút khán giả, phim Việt không thể sánh được với phim ngoại. Với các cụm rạp, nhận chiếu phim Việt thì rủi ro về lỗ vốn cũng cao hơn. Bởi thất thế, nên chuyện bị ép cũng khó tránh khỏi…

Đây cũng chính là cái vòng lẩn quẩn cho phim Việt: Vì không đầu tư mạnh, không làm “tới nơi tới chốn”, nên chất lượng không cao, chưa thu hút người xem, nên bị rạp “chê”.

Và cũng vì các cụm rạp không để mắt tới phim Việt, nên rất khó cho các nhà làm phim, nếu bỏ vốn nhiều, đầu tư khủng cho một bộ phim, nhưng bị các rạp lớn từ chối, thì “lỗ vốn là cái chắc”. Sự cố của “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” là một minh chứng cho khả năng rủi ro này.

Chưa nói đến chuyện đem chuông đi đánh xứ người”, phim Việt đã bị xử ép ngay chính trên sân nhà mình. Điều này khiến con đường của những người tâm huyết với điện ảnh Việt càng gian nan hơn bao giờ hết.

Trước thực trạng này, các đơn vị sản xuất cũng chỉ biết than trời, biết kêu cứu, tự cứu mình, còn một giải pháp có tính đồng bộ, hợp lý từ phía nhà quản lý vẫn chưa xuất hiện…

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.