Những nam nghệ sĩ Việt tài hoa bạc mệnh

(PLO) - Họ là những người tài năng, đam mê và cống hiến hết mình với nghệ thuật cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Tuy họ chưa được phong danh là Nghệ sĩ nhân dân nhưng với người dân trên dải đất hình chữ S này, họ để lại tình yêu thương sâu lặng.
Khi nhắc đến những cái tên Hồ Kiểng, Văn Hiệp, Tuấn Dương và Lê Công Tuấn Anh, tất thảy mọi người đều nhắc nhớ đến những vai diễn và sự cống hiến của họ với nghiệp diễn. Họ không phải hô hào fan ủng hộ cũng chẳng khoe tiền bạc, nhà xe, nhưng người dân đủ mọi tầng lớp vẫn dành cho họ những tình cảm chân thành.
Người ta gọi họ với những cái tên trìu mến như "cụ già Nam bộ Hồ Kiểng", "bác trưởng thôn" Văn Hiệp, "anh Xuân tóc đỏ" Tuấn Dương, hay "chàng bạch mã" Lê Công Tuấn Anh. Nhắc về họ là nhớ đến những nam nghệ sĩ của nền điện ảnh Việt Nam với một niềm thành kính yêu thương và tiếc nuối. Dù những người nghệ sĩ ấy đã đi xa nhưng trong lòng người yêu mến điện ảnh Việt Nam vẫn không thôi nhớ về họ.
"Xuân tóc đỏ" Tuấn Dương
 

Ngày 2/12 vừa qua những khán giả yêu điện ảnh bất ngờ nhận được hung tin nghệ sĩ Tuấn Dương qua đời. Có lẽ chẳng ai nhớ đến tên thật của ông, bởi hình ảnh của nghệ sĩ gắn liền với những vai diễn. Có một "Xuân tóc đỏ" ở trên sân khấu kịch, có những vai diễn người đàn ông nông thôn hiền lành sợ vợ trong "Đất và người", rồi rất nhiều vai hài của ông với khuôn mặt rất bi. Họ nhớ vậy bởi lối diễn chân thành nhẹ nhàng cảm hóa được trái tim khán giả.

Dù biết mình mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người nghệ sĩ vẫn giấu vợ và đồng nghiệp đi diễn dù cát-sê chẳng đáng là bao. Dù cơn bạo bệnh tái phát nhưng với ông "cơn nghiện" được diễn vẫn dâng trào. Chính vì sự ra đi đột ngột ở tuổi 61 ấy đã khiến cho vợ ông, bạn bè ông khóc ngất và vỡ òa trong niềm đau xót.

Khán giả nhìn thấy Tuấn Dương trên màn ảnh nhưng giờ đây mới thấu hoàn cảnh éo le của ông. Nhìn căn nhà đơn sơ nghèo nàn, người vợ còn lại một mình đau khổ..., không ít người rớt nước mắt cảm thương và kính phục người nghệ sỹ cả đời cống hiến cho nghề.

"Cụ già Nam bộ" Hồ Kiểng
 
Có lẽ hình ảnh cụ già bị ép nuốt cá sống trong sình lầy trong bộ phim "Đất phương Nam" sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong trí nhớ của khán giả. Nghệ sĩ Hồ Kiểng chỉ đóng một vai phụ một hoạt cảnh nhỏ nhưng để lại một dấu ấn sâu sắc cho cả bộ phim.
Nói như vậy để thấy rằng, đối với ông dù vai phụ cũng phải đầu tư hết mình cho nghệ thuật. Chỉ chuyên vai phụ nhưng ông vẫn muốn làm nổi bật vai diễn bất chấp có những lần phải đánh đổi cả tính mạng.
Tài năng là vậy song số phận lại bạc bẽo vô cùng. Con thuyền đời đẩy đưa ông đến 4 cái bến mà chẳng bến nào chịu níu kéo ông đến trọn đời. 4 lần cưới vợ là 4 lần ông phải ly dị. 
Nỗi đau ấy chắc có người không vượt qua được, có người biến chất nhưng với ông cuộc đời là hành trình trôi nổi. Cho đến tận lúc về già một người vợ tự quay lại, ông vẫn chia sẻ với bà căn phòng chỉ rộng vỏn vẹn có 6m2.

Dù với 200 vai diễn nhưng với ông tiền bạc chỉ là phù du, chẳng có tiền để chi trả chữa bệnh. Nếu không nhờ bạn bè, tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế giúp đỡ chắc ông không sống được đến tuổi 88. 

"Trưởng thôn" Văn Hiệp
 

Đối với khán giả phía Bắc, "bác trưởng thôn" Văn Hiệp hiện lên trên màn ảnh vô cùng dung dị, gần gũi đến lạ kỳ. Người ta cảm tưởng nhưng không còn một vai diễn mà chỉ là hình ảnh thực của cuộc sống bên ngoài. Nụ cười hóm hỉnh với hàm răng khấp khểnh hoen ố vì thuốc lào và chén chè pha đặc.

Để có được những vai diễn hay, nghệ sĩ Văn Hiệp luôn tìm tòi từ thực tế đời sống, diễn bằng tâm huyết và tình yêu với điện ảnh. Đối với ông tiền nhiều hay ít, mất thời gian hay không, không quan trọng bằng việc khán giả thấy yêu mến quý trọng.

Ấy vậy mà ông trời bạc bẽo, tài đi liền với tai, đến lúc chết, người ta mới biết rằng, "bác trưởng thôn" chờ đợi vợ về sống cùng trong 20 năm nhưng đến lúc lìa trần không được gặp vợ. Ông "gà trống" nuôi con tưởng chừng có thể "hóa đá vọng thê". Với đồng lương, đồng cát-sê còm cõi, người nghệ sĩ ấy chưa một lần than thở mà vẫn vui vẻ mang lại tiếng cười cho khán giả. 
Căn bệnh ung thư quái ác hành hạ, hạ gục ông. Ông mất khi đã tuổi thất thập nhưng trái tim và tình yêu vẫn còn nặng với đời, với nghề và với người vợ đã 20 năm không gặp.
"Bạch mã hoàng tử" Lê Công Tuấn Anh
 
Riêng Lê Công Tuấn Anh - "bạch mã hoàng tử" của màn ảnh Việt những năm 90 lại kết thúc cuộc đời khi tuổi còn quá trẻ. 29 tuổi, anh vĩnh biệt dương gian với nhiều câu chuyện xung quanh cái chết của mình. Nhưng người hâm mộ đau xót đã không xoáy sâu vào chi tiết ấy, họ chỉ muốn nhắc nhớ về anh với những vai diễn ngọt ngào và tài năng diễn xuất đẹp. 
Anh là diễn viên được mến mộ nhất với hình ảnh bạch mã đẹp trai trong các phim như "Vị đắng tình yêu", "Em còn nhớ hay em đã quên". Những vai diễn đã làm loạn nhịp trái tim các cô gái trẻ thời ấy.

Đằng sau hình ảnh ngọt ngào ấy là những câu chuyện buồn của cuộc đời anh. Người đàn ông lớn lên từ trại trẻ mồ côi, quay quắt bươn chải với cuộc đời. Cuối cùng khi tìm được tình yêu thì lại bị bỏ rơi vì rất nhiều lý do. Có lẽ đó là số mệnh, nam nghệ sĩ điển trai đã "yếu đuối" vĩnh biệt cuộc đời ra đi trong niềm đau xót của nhiều người hâm mộ.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.