Nhạc sĩ “Khúc hát sông quê” thành công với “lần trót dại” của mình

Nhạc sĩ “Khúc hát sông quê” thành công với “lần trót dại” của mình
(PLO) - "Nếu Nhà hát lớn có được nhiều đêm nhạc cháy vé như đêm Khúc hát sông quê thì đời sống tinh thần của Thủ đô sẽ được nâng cao hơn nữa"- Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét về đêm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo- Khúc hát sông quê.

Chương trình “Khúc hát sông quê” có sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng: Trọng Tấn, Anh Thơ, Phương Thảo, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Anh Dũng, Nhóm 5 Dòng kẻ, Nhóm Cỏ lạ, Nhóm Dòng thời gian, MC: Lê Anh- Ngọc Châm.

Ca sĩ Anh Thơ và Nhóm cỏ lạ thể hiện hoàn hảo ca khúc chủ đề của chương trình, ca khúc nằm lòng của nhiều khán giả trong và ngoài nước: “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu)

Trọng Tấn- Anh Thơ gây xúc động với khán giả khi cùng song ca ăn ý ca khúc “Mẹ tôi” (Nguyễn Trọng Tạo phỏng thơ Bùi Khắc Thành).
Trọng Tấn- Anh Thơ gây xúc động với khán giả khi cùng song ca ăn ý ca khúc “Mẹ tôi” (Nguyễn Trọng Tạo phỏng thơ Bùi Khắc Thành). 

 Ca sĩ Phương Thảo khoe giọng hát giàu nội lực và đậm chất dân ca trong các ca khúc “Đôi mắt đò ngang”, “Tình ca bên một dòng sông”...

Sao Mai Nguyễn Phương Anh, người vừa đoạt giải quán quân cuộc thi “Người hát tình ca” thì say đắm, ám ảnh trong những ca khúc được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo viết theo phong cách nhạc trẻ như “Vầng mây bất hạnh”, “Con dế buồn”. Nhóm Dòng thời gian tạo nên một không khí sôi động qua ca khúc “Trống hội cổng làng” (Nguyễn Trọng Tạo phổ thơ Phạm Lưu Vũ). Lê Anh Dũng khỏe khoắn trữ tình trong ca khúc “Tình hoa cúc biển”

Độc đáo nhất trong chương trình phải kể đến bức tranh “Tứ bình” bằng âm nhạc, dưới bàn tay phối khí tài hoa của nhạc sĩ Minh Đạo, 4 tình khúc gồm: “Tình thu”, “Tình đông”, “Tình hạ”, “Tình xuân” của Nguyễn Trọng Tạo với sự thể hiện của Nhóm 5 Dòng kẻ, Nhóm Dòng thời gian, ca sĩ Lê Anh Dũng  đã tạo nên một điểm nhấn rất đẹp trong đêm diễn.

Mặc dù chỉ còn lại 3 thành viên, nhưng nhóm 5 dòng kẻ vẫn luôn mang đến những bất ngờ mới lạ khi thể hiện các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (Nguyễn Trọng Tạo phổ thơ Nguyễn Phan Hách) và ca khúc “Cỏ và mưa” của Nhạc sĩ Giáng Son phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Mặc dù chỉ còn lại 3 thành viên, nhưng nhóm 5 dòng kẻ vẫn luôn mang đến những bất ngờ mới lạ khi thể hiện các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (Nguyễn Trọng Tạo phổ thơ Nguyễn Phan Hách) và ca khúc “Cỏ và mưa” của Nhạc sĩ Giáng Son phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Xuất hiện trong chương trình với vai trò là khách mời, nữ nhạc sĩ Giáng Son chia sẻ, khi chị gặp bài thơ 4 câu “Cỏ và mưa” của Nguyễn Trọng Tạo, lập tức giai điệu vang lên trong đầu. Phổ nhạc xong cho bài hát thì thấy chưa ổn, vì bài hát...ngắn quá, Giáng Son bèn viết tiếp phần điệp khúc, nhưng chỉ bằng âm nhạc, chứ chưa có lời, sau đó gọi điện nhờ nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo viết tiếp phần lời cho bài hát. “Cỏ và mưa” trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng của Giáng Son, trở thành bài hít của nhiều ca sĩ trẻ. Cũng là khách mời của chương trình nhưng kiệm lời hơn, là nhạc sĩ Phú Quang. Ông tự đệm piano và hát ca khúc “Một dại khờ một tôi” (được phổ nhạc từ bài thơ “Chia” của Nguyễn Trọng Tạo.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ trong chương trình, ông vốn coi làm thơ là nghiệp của đời mình. Chuyện sáng tác âm nhạc chỉ để chơi, thường khi phục vụ bạn bè trong các cuộc rượu. Vì ông đã từng dan díu với âm nhạc, sáng tác bài hát từ thủa còn phụ trách đoàn văn công trong những năm chiến tranh, và đã từng có những ca khúc được nhiều người biết đến, nên trong cuộc rượu bạn bè hay đề nghị hát. Mà hát đi hát lại mấy bài hoài thì chán, nên thỉnh thoảng phải sáng tác một bài mới. Rồi cũng chỉ hát trong các cuộc nhậu xong để đấy. Thế mà “hòm hòm” ông cũng có cả một gia tài gần trăm ca khúc. Và rồi bạn bè xúi làm đêm nhạc. Nguyễn Trọng Tạo nói, đêm nhạc là lần “trót dại” của ông, và đây cũng là lần “dại cuối”.

 Khép lại đêm nhạc “Khúc hát sông quê”, khán giả sẽ còn lưu luyến về một nhà thơ, một người nhạc sĩ đa tài, một người con của xứ Nghệ. Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ, ông cảm thấy vô cùng xúc động, ấm áp, khi khán giả, bạn bè ngồi chật kín khán phòng. Ông cũng không quên mời những người bà con cùng làng mình từ Nghệ An ra thưởng thức đêm nhạc của ông tại Nhà hát Lớn. Ông nói: “Tôi luôn biết ơn làng và người làng mình, bởi đấy chính là mạch nguồn để tôi có thể viết nhiều bài hát hay về làng quê, bến nước như “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê” hay “Đôi mắt đò ngang”.

“Qua đêm nhạc “Khúc hát sông quê” do nhà sản xuất, công ty Vàng Son Một Thuở tổ chức, tôi rất vui vì lần đầu tiên được nhìn thấy chân dung âm nhạc của chính mình, không chỉ trào dâng trong dòng âm nhạc dân gian đương đại mà còn cháy lên trong dòng nhạc nhẹ, nhạc trẻ để hòa mình cùng các thế hệ mới”- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo xúc động.
Qua đêm nhạc “Khúc hát sông quê” do nhà sản xuất, công ty Vàng Son Một Thuở tổ chức, tôi rất vui vì lần đầu tiên được nhìn thấy chân dung âm nhạc của chính mình, không chỉ trào dâng trong dòng âm nhạc dân gian đương đại mà còn cháy lên trong dòng nhạc nhẹ, nhạc trẻ để hòa mình cùng các thế hệ mới”- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo xúc động.

Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cảm động: "Đêm nhạc Khúc hát sông quê đã làm tôi hiểu thêm rất nhiều về nghệ sĩ đa tài Nguyễn Trọng Tạo. Ở lĩnh vực nào ông cũng gắn bó với xã hội và con người hết mình, và quả thực, ông đã mang tới cho công chúng nhiều tác phẩm để đời". 

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.