Người mừng, người tủi mùa xét duyệt giải thưởng

Người mừng, người tủi 
mùa xét duyệt giải thưởng
Người mừng, người tủi mùa xét duyệt giải thưởng
(PLO) - Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), nghệ sĩ nào cũng thấy điều đó rất vinh dự và tự hào. Hơn ai hết, các nghệ sĩ mong muốn vinh danh cần rõ ràng và đúng người. Nếu cứ nguyên tắc mà xét hay đặc cách kiểu mơ hồ thì người tài “sống vì nghề, tử vì nghề” có khi trượt, người dở có khi “nhận cup”?

“Cây đa, cây đề” nghệ thuật bị… bên lề giải thưởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định. 

Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước đã tổ chức phiên họp toàn thể các lĩnh vực: Âm nhạc, điện ảnh, múa, phát thanh - truyền hình và sân khấu để xét 105 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 359 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT do 48 Hội đồng cấp Bộ, tỉnh gửi hồ sơ. 

Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NSND  được công bố lần này có nhiều tên tuổi nghệ sĩ được công chúng yêu mến. Lĩnh vực âm nhạc có các NSƯT: Phó Thị Đức (Kim Đức), Bùi Thanh Hải, Tô Lan Phương…. Lĩnh vực điện ảnh có các NSƯT:  Bùi Cường,  Trần Mạnh Cường,  Nguyễn Dân Nam,  Đường Tuấn Ba, Đỗ Thị Đức...

Lĩnh vực phát thanh truyền hình có các NSƯT: Nguyễn Trọng Trinh, Lê Thị Bằng Hương (Việt Hương)… Lĩnh vực sân khấu có các NSƯT: Trần Hạnh, Trần Minh Ngọc, Thoại Miêu, Tống Toàn Thắng, Thanh Ngoan, Công Lý… 

Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Danh sách này được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ từ ngày 3- 11/7 để lấy ý kiến rộng rãi theo quy định.

Dư luận đang xôn xao khi biết có những nghệ sĩ tên tuổi, có nhiều đóng góp cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà nhưng lại chưa được xét tặng trong đợt này. NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu - ba tên tuổi lớn của sân khấu Cải lương Việt Nam khó lòng chạm được danh hiệu NSND. Điều này khiến bản thân nghệ sĩ và những người trong nghề không khỏi bức xúc. 

Ông Phùng Huy Cẩn cho hay không phải 3 lần hồ sơ của NSƯT Minh Vương đều bị Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước “đánh trượt”. Ở những kỳ xét duyệt trước, NSƯT Minh Vương đã không được Hội đồng cấp cơ sở thông qua. Lần này, khi hồ sơ của NSƯT Minh Vương lên tới Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước thì chiếu theo các quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, các hồ sơ không đạt đủ 90% số phiếu bầu của thành viên Hội đồng này sẽ không có tên trong danh sách lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước. Hồ sơ của NSƯT Minh Vương nằm trong trường hợp này. 

Dư luận đặt ra câu hỏi, nếu đi thi, ai sẽ “đủ trình” để chấm cho “cây đa, cây đề” nghệ thuật như: NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu, NSƯT Hoài Linh để họ đủ số huy chương…Trong khi họ đã từng làm giám khảo cho nhiều cuộc thi sân khấu chuyên nghiệp.   

Hồ Quỳnh Hương vẫn được biết là ca sĩ có nhiều huy chương, giải thưởng. Tuy nhiên, Hồ Quỳnh Hương không có tên trong danh sách xét tặng danh hiệu NSƯT lĩnh vực âm nhạc dù trước đó nữ ca sĩ đã được thông qua ở Hội đồng cấp bộ VH,TT&DL với danh nghĩa là diễn viên hát ở Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Nghệ sĩ Chí Trung, nghệ sĩ Minh Hằng dù đã làm hồ sơ và đủ điều kiện nhưng vẫn chưa được xét tặng. Hay như NSƯT Hoài Linh vì thiếu những tiêu chuẩn huy chương cũng “đứng bên lề” danh hiệu NSND.

Người tài có khi trượt, người dở có khi “nhận cup”?

NSND Lan Hương đưa ra ý kiến: “Tôi quan niệm về tài năng hơi khác một chút với cách Nhà nước xét tặng. Tuy nhiên, hiện nay phần cứng vẫn phải căn cứ vào các kỳ hội diễn vì đôi khi các hội đồng trong đơn vị nhìn nhận chưa chính xác cũng làm cho các nghệ sĩ gặp thiệt thòi”.

Một thiệt thòi không nhỏ cho các nghệ sĩ tuồng, múa rối, xiếc, ít được tiếp cận với số đông khán giả. Nhiều nghệ sĩ cống hiến thầm lặng như đi trình diễn ở vùng sâu, vùng xa, không thuộc bất kỳ đơn vị nghệ thuật nào đang ngày đêm cống hiến cho nền sân khấu Việt.

Không ít nghệ sĩ luôn cần mẫn lao động nghệ thuật, truyền dạy kinh nghiệm nghề nghiệp cho lớp trẻ, được công chúng yêu mến. Họ mong được Nhà nước ghi nhận thì không thể nói “phải đủ huy chương” cho “đúng quy trình” mới được xét duyệt.

Trong khi danh sách có hàng chục nghệ sĩ được xét duyệt đặc cách NSND, NSƯT mà dư luận hoang mang không hiểu họ vì sao lại được đặc cách. Trong danh sách ấy, có người không có vai diễn, tác phẩm nào xuất sắc, công chúng yêu thích. Lại có người “thừa huy chương” nhưng lại chỉ về nước biểu diễn khi “thi đấu”, thời gian còn lại ung dung sinh sống ở nước ngoài.  

Dư luận cho rằng, đừng lạm dụng việc đặc cách nhằm đảm bảo quyền lợi cho NS để cho tặng, ban phát và cào bằng mọi giá trị. Được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, nghệ sĩ nào cũng thấy điều đó rất vinh dự vì được Chủ tịch nước ký tặng. Vinh danh cần rõ ràng và đúng người, nếu cứ nguyên tắc mà xét hay đặc cách kiểu mơ hồ thì người tài có khi trượt, người dở có khi “nhận cup”. Điều này rất dễ khiến giới nghệ sĩ, dư luận khó “tâm phục, khẩu phục”. 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.