Nghệ sĩ Hoàng Anh Tú vượt “nốt trầm” cuộc đời

Trong căn nhà mang đầy không khí nghệ thuật ở 221 Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), nghệ sỹ đàn bầu Hoàng Anh Tú chia sẻ những dự án khẳng định vị thế đàn bầu cũng như hành trình vượt qua “nốt trầm” của đời mình.

Tiếng đàn bầu thanh cao và trầm lắng cùng phong cách biểu diễn sinh động, tươi mới của chàng nghệ sĩ đa tài Hoàng Anh Tú luôn làm lay động tâm hồn người nghe. Trong căn nhà mang đầy không khí nghệ thuật ở 221 Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), nghệ sỹ đàn bầu này đã chia sẻ những dự án khẳng định vị thế đàn bầu cũng như hành trình vượt qua “nốt trầm” của đời mình.

 

Đi tìm “thương hiệu” đàn bầu

- Hơn một năm nay, mỗi tối thứ 3, thứ 5 hàng tuần, người dân Hà thành lại náo nức đi thưởng thức tiếng đàn bầu và những cây đàn truyền thống ở phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, phải chăng đó là thành công của nghệ sỹ?

- Dự án biểu diễn đàn bầu ở nhà Bát Giác khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và Công ty Hoàng Anh Tú phối hợp thực hiện được hơn một năm nay. Đây là các tiết mục nghệ thuật được biểu diễn miễn phí nhằm mục đích cao nhất là quảng bá, giới thiệu nhạc cụ dân tộc tới rộng rãi đông đảo công chúng, để mỗi người thêm hiểu, yêu những giá trị văn hóa của cha ông. Tôi và những cộng sự đã đưa cây đàn bầu đến gần gũi với công chúng hơn qua các nhạc phẩm: “Mẹ ru con”, “Bèo dạt mây trôi”, “Người ơi người ở đừng về”, “Về quê”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Xem hội trăng rằm”... Không chỉ trình diễn những ngón đàn điêu luyện đã được khẳng định nhiều năm qua, chúng tôi còn giải thích cặn kẽ về cây đàn bầu Việt Nam bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt cho người dân Việt Nam và du khách quốc tế ghé lại đây.

- Mỗi tuần 2 buổi diễn, anh thay đổi “thực đơn” nào để công chúng luôn cảm thấy hào hứng mỗi khi được thưởng thức “mâm cơm” đậm chất đồng quê này?

Tiếng đàn cùng phong cách biểu diễn chuyên nghiệp đã giúp chàng nghệ sĩ họ Hoàng gặt hái nhiều thành công và giải thưởng lớn. Tại Liên hoan biểu diễn Nhạc cụ dân tộc toàn quốc (1988- 1989), anh giành HCV độc tấu đàn bầu với tác phẩm “Cung đàn mùa xuân” (Tác giả: Xuân Khải).. Năm 1992, Tú giành HCB độc tấu đàn bầu trong “Hội thi ca múa nhạc dân tộc”, và giải thưởng “Lễ hội tình bạn mùa xuân tháng 4” tại Triều Tiên. Năm 1995, tiếng đàn bầu của anh lại rung động lòng người trong “Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc” và Anh Tú giành HCB...

- Ngoài đàn bầu, tôi và các nghệ sỹ còn giới thiệu với công chúng những loại nhạc cụ dân tộc truyền thống như sáo, đành tranh, đàn nhị, đàn tre... Để “món ăn” ngon, chúng tôi đã tập luyện thổi vào những cây đàn vốn bị coi là “lạc hậu” một sức sống  mới tươi trẻ, quyến rũ và hợp xu thế thời đại.

Đặc biệt, thỉnh thoảng, chương trình còn giới thiệu một “đặc sản” là giọng hát xẩm rất trẻ thơ nhưng chuyên nghiệp của bé Thanh Thanh Tấm (7 tuổi) - con gái út của tôi với bài xẩm chợ “Mục hạ vô nhân” và bài hát “Say trăng”.

- Anh từng trăn trở và chạnh buồn khi đàn bầu vẫn chưa tìm được “thương hiệu” với tính chất thương mại, nghĩa là công chúng trong và ngoài nước chưa bỏ tiền túi để thưởng thức nó, dường như anh không nguôi đi tìm “thương hiệu” đàn bầu?

- Ước muốn khẳng định vị thế của đàn bầu trong nước cũng như trên trường quốc tế chưa bao giờ tắt ngấm trong tôi. Để đàn bầu sống khỏe trong “thời đại @” này, tôi luôn cố gắng tìm trên mạng, đọc sách, nghe nhiều âm hưởng loại nhạc để tìm được một giai điệu mới hiện đại nhưng không kém phần cổ truyền cho đàn bầu. Đàn bầu thể hiện được tất cả những ngôn ngữ nhạc của thế giới. Bây giờ, đêm nào tôi cũng tập luyện tới 2-3h sáng.

Tôi còn ấp ủ thực hiện một bộ phim ca nhạc nói về nhạc truyền thống nói chung và đàn bầu nói riêng. Tôi đã viết xong kịch bản với những nhân vật sinh động, lồng vào đó là những giai điệu cổ truyền... Sau khi hoàn thành hòa âm phối khí cho chương trình nghệ thuật Năm Du lịch 2011 của tỉnh Phú Yên, tôi sẽ thu xếp thời gian bắt tay hiện thực hóa bộ phim này. Tôi còn ấp ủ làm liveshow, nơi mà cây độc huyền cầm có thể làm được đủ cung bậc, đủ giai điệu khiến khán giả không thể chán được. Liveshow ấy sẽ là cầu nối để khán giả trẻ biết đến độc huyền cầm thật rộng rãi và tự hào về nó.

Trong thời gian hiện thực hóa các dự án ấy, căn nhà đầy ắp không khí nghệ thuật của tôi luôn mở cửa đón những người yêu đàn bầu nói riêng và nhạc cụ truyền thống nói chung đến thưởng thức những cung bậc sâu lắng... rất Việt Nam.

Chưa muốn “mở lòng” mình

- Với những dự án âm nhạc triền miên, dường như anh muốn vùi vào nó để tìm quên những “nốt trầm” của cuộc hôn nhân tan vỡ?

- “Nốt trầm” trong cuộc đời từng làm tôi cảm thấy hoang mang, không lối thoát. Nhưng rồi thời gian qua đi, nhìn thấy các con, tôi “bắt” mình phải sống khác. Giờ đây, mục đích lớn nhất trong cuộc đời tôi và cũng là tài sản vô giá là hai cô con gái nhỏ. Để khỏa lấp chỗ trống, tôi vừa làm cha vừa làm mẹ, lại vừa là bạn của các con để làm sao cho chúng không cảm thấy bị hụt hẫng. Các con đi học về, tôi lại chạy ra đón. Cùng các con ăn cơm và chỉ bảo con học bài, tất nhiên không thể thiếu chuyện tôi luôn dạy dỗ các con đối nhân xử thế, bởi chúng đang khôn lớn.

Hai lý do để tôi vùi đầu vào làm việc đó là tôi yêu cây đàn bầu như đứa con lớn của cuộc đời bây giờ mới có điều kiện đầu tư nó. Lý do thứ hai là tôi muốn làm thật nhiều để kiếm tiền nuôi tôi, hai cô con gái, một ông bố và một người giúp việc. Hai lý do ấy khiến tôi tìm thấy lối thoát trong cuộc sống cũng như niềm vui trong phát triển nghệ thuật.

- Có rất nhiều người phụ nữ mến mộ tài năng cũng như con người anh nên muốn cùng anh “đi cuối con đường”, anh có mở lòng?

- Hiện tại, tình yêu lớn nhất của tôi những đứa con và cây đàn bầu. Tôi dành thời gian chăm sóc, nuôi nấng, khẳng định vị thế của những “tình yêu” ấy. Thời điểm này, tôi không nghĩ tới chuyện sẽ cùng ai đó “đi cuối con đường”. Và chắc chắn, các con tôi cũng không bao giờ muốn có một phụ nữ xa lạ thay thế mẹ chúng. Nếu gặp phụ nữ hiểu tôi, có chăng chỉ là người bạn tâm giao.

- Xin cảm ơn nghệ sỹ vì cuộc trò chuyện đầy cởi mở này!

Thùy Dương

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.