Nghệ sĩ cải lương Thanh Sang qua đời

Nghệ sĩ cải lương Thanh Sang qua đời
0h25 ngày 21/4, Nghệ sĩ Ưu tú mất tại nhà riêng ở TP HCM sau hơn nửa tháng hôn mê vì xuất huyết não, hưởng thọ 74 tuổi. 

Bà Ngọc Mỹ - vợ của Nghệ sĩ Ưu tú - cho biết gia đình đưa ông về nhà ngày 20/4 để tiện việc chăm sóc sau thời gian dài nằm viện. Trước đó, nghệ sĩ Thanh Sang nhập viện ngày 4/4 với các triệu chứng suy tim mạch, phổi, thận, xuất huyết não và hôn mê sâu. 

Lễ liệm cố nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng vào 7h30 sáng 21/4. Lễ viếng bắt đầu từ 10h ngày 21/4. Lễ truy điệu được tổ chức vào 7h15 ngày 25/4, sau đó, lễ an táng diễn ra ở Nghĩa trang Bình Dương.

Trước ngày nghệ sĩ qua đời, Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết - người gắn bó cùng Thanh Sang qua các vở Kiều Nguyệt Nga, Tuyệt tình ca - đến thăm bệnh ông. Bà không khỏi xót xa khi thấy đồng nghiệp thân thiết tiều tụy, gầy mòn. Những năm gần đây, khi trò chuyện với bà, nghệ sĩ kể về những dự định tái xuất sân khấu. "Đó là một con người tài hoa trên sân khấu và là một tấm lòng trung cang nghĩa khí ngoài đời", nghệ sĩ Bạch Tuyết bày tỏ.

Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Sang.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Sang.

Nghệ sĩ Thanh Sang, tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943, tại xã Hòa Hiệp, Phước Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vào làng cải lương từ cuối thập niên 1950, ông ghi dấu ấn trong lòng khán giả mộ điệu qua giọng hát mùi mẫn, trầm ấm và lối diễn xuất đa màu sắc. Trong hơn 50 năm theo đuổi nghiệp cầm ca, ông cống hiến cho sân khấu miền Nam hàng loạt vai diễn như Tạ Tốn (Cô gái Đồ Long), Long Hồ (Tuyệt tình ca), Trần Minh (Bên cầu dệt lụa), Thi Sách (Tiếng trống Mê Linh)...

Thanh Sang thuộc "thế hệ vàng" của làng nghệ thuật cải lương Nam bộ. Năm 1964, chỉ sau bảy năm đi hát, ông đoạt giải thưởng Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long của đoàn Dạ Lý Hương.

Từ sau năm 1985, ông thôi hát ở đoàn văn nghệ, chỉ thu âm và biểu diễn khi có yêu cầu. Năm 2001, ông lâm bệnh và phải rời xa sân khấu một thời gian dài. Năm 2007, NSND Bạch Tuyết làm đạo diễn chương trình 50 năm một tình yêu nghệ thuật nhằm kỷ niệm 50 năm theo nghiệp cải lương của Thanh Sang.

Đầu năm 2015, ông cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội như Minh Vương, Lệ Thủy, Phượng Liên góp mặt trong vở cải lương kinh điển Nửa đời hương phấn khi tác phẩm được tái dựng tại Nhà hát Bến Thành, quận một, TP HCM. Ông đóng vai Cang, anh Hai của Tùng - chàng trai đem lòng yêu kỹ nữ tên Hương. Dù bị tụt huyết áp trên sân khấu, ông vẫn cố gắng hoàn thành vai diễn và gây xúc động cho khán giả bởi nỗ lực diễn xuất

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.