Ngán ngẩm ý thức tác quyền của người làm ngành văn hóa

Ngán ngẩm ý thức tác quyền của người làm ngành văn hóa
(PLO) - Mỗi năm, người ta chứng kiến hàng chục vụ tố nhau vi phạm bản quyền kiểu như thế: Nhà đài, nhà tổ chức chương trình dùng hình ảnh, video không xin phép, rồi nhà sản xuất tự ý sử dụng tác phẩm của nghệ sĩ, nghệ sĩ này “chôm” tác phẩm của nghệ sĩ kia để trình diễn…

Mới đây, chương trình chung khảo phía Nam cuộc thi Hoa hậu Việt Nam vừa kết thúc, dư luận đã lùm xùm về việc ca sĩ Thanh Duy lên tiếng cho rằng Ban tổ chức chương trình đã sử dụng ca khúc độc quyền của mình cho thí sinh trình diễn mà không hề xin phép. Mặc dù sau đó, vị tổng đạo diễn chương trình đã có lời nhận lỗi, nhưng một lần nữa, những sự việc như thế này lại khiến công chúng ngán ngẩm về ý thức trong tác quyền của rất nhiều người làm trong ngành văn hóa.

Cách đây không lâu, Chương trình Lễ hội áo dài nằm trong khuôn khổ Festival Huế cũng đã xảy ra sự cố vi phạm bản quyền. Đêm diễn đặc sắc, được đánh giá cao này đã lấy một bức ảnh của nhiếp ảnh gia làm hình nền mà không hề xin phép.

Bức ảnh này trước đó đã được đăng trên facebook cá nhân của nhiếp ảnh gia nói trên. Điều đáng nói là thái độ loanh quanh, thiếu thiện chí của ê kíp thực hiện chương trình. Để rồi sau đó, lời nhận lỗi cũng bị cho là khá trịch thượng khi cho rằng tác giả bức ảnh làm quá lên vì muốn gây sự chú ý, chứ bức ảnh được chọn trong chương trình là một vinh dự cho tác giả (!).

Một vụ lùm xùm khác khá ầm ĩ vào thời điểm cuối năm 2015, đó là khi anh Bùi Minh Tuấn phát hiện Chương trình Chào buổi sáng của VTV đã lấy gần chục cảnh trong một đoạn video flycam mà anh đăng tải trên trang Youtube cá nhân của mình. Không những sử dụng, người biên tập chương trình còn cắt cúp các logo nhận diện và không hề nêu rõ tên tác giả cũng như không xin phép tác giả. Vụ kiện của Bùi Minh Tuấn với VTV là cả một câu chuyện dài và là bài học cho những người làm truyền hình.

Mỗi năm, người ta chứng kiến hàng chục vụ tố nhau vi phạm bản quyền kiểu như thế: Nhà đài, nhà tổ chức chương trình dùng hình ảnh, video không xin phép, rồi nhà sản xuất tự ý sử dụng tác phẩm của nghệ sĩ, nghệ sĩ này “chôm” tác phẩm của nghệ sĩ kia để trình diễn…  Hầu hết, các trường hợp vi phạm bản quyền kể trên, hy hữu lắm mới đi đến mức kiện tụng. Đa phần, các bên đều “dĩ hòa vi quý”, đều một lời xin lỗi rồi cho qua. 

Có lẽ vì nhẹ nhàng như thế nên sự việc vẫn luôn lặp đi lặp lại. Thế nhưng, cho dù lý do gì đi nữa thì tất cả đều từ một lý do duy nhất, đó là sự thiếu ý thức về bản quyền. Chỉ khi nào, ý thức tôn trọng quyền tác giả thấm vào tư duy, vào hành xử, để mỗi khi sử dụng bất cứ tác phẩm nào, người ta ngay lập tức cân nhắc đến quyền của người sáng tác tác phẩm, thì mới mong không còn những vi phạm kiểu như thế. Nhưng, biết đến bao giờ?.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.