Lê Duy Mạnh ấp ủ mang nhạc jazz mang hơi thở dân gian đi biểu diễn thế giới

(PLO) - Sinh ra trong gia đình công nhân - viên chức, không ai theo nghệ thuật. Ngay từ nhỏ, Duy Mạnh thích nghe các bản nhạc trên đài cassette. Muốn hướng con theo nghệ thuật, bố mẹ đã tích cóp tiền và cứ mỗi năm, 3 tháng hè lại lặn lội từ Thanh Hóa đư con trai đi học organ tại Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội. 

Cậu bé Mạnh đã được mời những show diễn với cây đàn này từ khi đang học tiểu học. Thấy con càng học càng say, bố mẹ Mạnh đã cho con trai thi trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 

Năm 1999, Lê Duy Mạnh bắt đầu theo học trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với cây kèn Cor. Tuy nhiên, anh nhận ra mình không phù hợp với cây kèn này. Sau khi tốt nghiệp trung cấp kèn Cor vào năm 2003, Mạnh mất một năm để suy nghĩ về chặng đường tiếp theo. Đây cũng là khoảng thời gian anh bắt đầu tìm thấy sự say mê với saxophone và quyết định gắn bó với nhạc cụ này.

Năm 2004, Mạnh bắt đầu học lại hệ trung cấp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với cây kèn saxophone và lần lượt tốt nghiệp trung cấp, đại học rồi thạc sỹ với cây kèn này. Năm 2016, Lê Duy Mạnh được nhận học bổng toàn phần tu nghiệp tại  Học viện Âm nhạc Malmo (Thụy Điển) trong thời gian 1 năm.

“Càng học, càng nghiên cứu sâu, tôi càng bị âm thanh của saxophone quyến rũ. Chính cây kèn này cũng đưa tôi đến với jazz. Tôi luôn cảm thấy thăng hoa khi được đứng trên sân khấu với cây kèn saxophone để chơi những đoạn ngẫu hứng của jazz. Nó giống như một liều thuốc, khiến cho mọi mệt mỏi, ưu phiền đều tan biến hết.”- Lê Duy Mạnh chia sẻ.
“Càng học, càng nghiên cứu sâu, tôi càng bị âm thanh của saxophone quyến rũ. Chính cây kèn này cũng đưa tôi đến với jazz. Tôi luôn cảm thấy thăng hoa khi được đứng trên sân khấu với cây kèn saxophone để chơi những đoạn ngẫu hứng của jazz. Nó giống như một liều thuốc, khiến cho mọi mệt mỏi, ưu phiền đều tan biến hết.”- Lê Duy Mạnh chia sẻ.

Nghệ sĩ Lê Duy Mạnh hiện đang là giảng viên khoa nhạc Jazz của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh đã có gần 15 năm gắn bó với cây kèn saxophone và là thạc sĩ saxophone đầu tiên tại Việt Nam. 

Bên cạnh việc giảng dạy bộ môn Saxophone tại Khoa nhạc Jazz của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Lê Duy Mạnh còn tham gia biểu diễn với nhiều dàn nhạc như Dàn nhạc Giao hưởng Quốc Gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Jazz Bigband Quyền Văn Minh và nhiều ban nhạc trẻ khác. Anh cũng dành nhiều tâm huyết cho việc sáng tác các tác phẩm nhạc jazz của riêng mình.

Tháng 8/2015, anh giới thiệu các tác phẩm của mình trong khuôn khổ “Không gian văn hóa Cà Phê Thứ Bảy” với tiêu đề Giới thiệu tác phẩm Jazz Việt “Chùm hoa 8”. Năm 2017, miniconcert báo cáo một năm tu nghiệp tại Thụy Điển biểu diễn cùng với giáo sư Piano Hakan Rydin (Học viện âm nhạc Malmo) cũng diễn ra rất thành công tại Hà Nội. Lê Duy Mạnh còn thường xuyên có các buổi biểu diễn quy mô nhỏ tại phòng trà của gia đình (2 buổi/tuần) dành cho các khán giả yêu thích jazz.

“EM” là album đầu tay của nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh. Album bao gồm 9 tình khúc nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam: Mắt biếc, Chiều nay không có em, Dấu tình sầu, Mùa thu cho em, Riêng một góc trời, Bản tình cuối, Bài không tên số 4, Bài không tên số 8, Bài không tên cuối cùng; được Lê Duy Mạnh hòa âm, phối khí lại theo hơi hướng nhạc jazz. Dù mất rất nhiều năm để suy nghĩ về album đầu tay, nhưng “EM” được Lê Duy Mạnh thực hiện trong thời gian ngắn kỷ lục- một tháng, với sự tập trung cao độ.

Dự kiến, ban nhạc sẽ biểu diễn thường xuyên với các bản jazz kinh điển và các sáng tác của Duy Mạnh. Nghệ sĩ saxophone này còn ấp ủ dự định đưa ban nhạc đi lưu diễn ở nước ngoài để giới thiệu jazz Việt đến với bạn bè quốc tế
Dự kiến, ban nhạc sẽ biểu diễn thường xuyên với các bản jazz kinh điển và các sáng tác của Duy Mạnh. Nghệ sĩ saxophone này còn ấp ủ dự định đưa ban nhạc đi lưu diễn ở nước ngoài để giới thiệu  jazz Việt đến với bạn bè quốc tế

Lí giải về việc chọn những tình khúc quá quen thuộc với khán giả để thực hiện album đầu tay, nghệ sĩ Lê Duy Mạnh cho biết: “EM” giống như một cây cầu nối để đưa cái tên Lê Duy Mạnh đến với khán giả, vì vậy tôi muốn chọn những tác phẩm thân thuộc nhất với nhiều thế hệ người nghe nhạc Việt Nam. Đây cũng chính là những ca khúc tôi khá yêu thích bởi phần giai điệu rất dễ nghe. Từ cây cầu này, khán giả sẽ biết đến một nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh đang theo đuổi và gắn bó với nhạc jazz. Đó là lí do tôi đưa một chút hơi hướng jazz vào hòa âm của album này để khán giả làm quen, trước khi đưa ra những dự án jazz “nặng đô” hơn”.

Song song với CD “EM…”, Lê Duy Mạnh cũng ra mắt MV “Mùa thu cho em” trên youtube. MV này là món quà của nữ đạo diễn Hoài Yên dành tặng cho Duy Mạnh. Toàn bộ hình ảnh của MV được quay tại châu Âu vào đúng những ngày mùa thu lãng mạn. Đây là món quà Duy Mạnh dành tặng khán giả, cũng là để ghi dấu quãng thời gian anh học tập và biểu diễn tại châu Âu.

Sau album đầu tay, Lê Duy Mạnh dự định sẽ tìm kiếm các cộng sự ăn ý để xây dựng một ban nhạc chuyên về jazz của riêng mình. Dự kiến, ban nhạc sẽ biểu diễn thường xuyên với các bản jazz kinh điển và các sáng tác của Duy Mạnh. Nghệ sĩ saxophone này còn ấp ủ dự định đưa ban nhạc đi lưu diễn ở nước ngoài để giới thiệu  jazz Việt đến với bạn bè quốc tế. Hiện anh đã sáng tác gần 10 tác phẩm mang hơi thở dân gian.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.