Làm sao để 'cán cân' nghệ thuật, thẩm mỹ không bị lệch?

Làm sao để 'cán cân' nghệ thuật, thẩm mỹ không bị lệch?
(PLO) - Liên hoan phim (LHP) lần thứ 20 diễn ra năm nay, các phim dự thi đều là phim thương mại, không có phim Nhà nước tài trợ. Chỉ có phim tư nhân chủ yếu nghiêng về dòng giải trí thì “cán cân” định hướng tư tưởng, nghệ thuật, thẩm mỹ liệu có bị lệch?

Nhìn lại những mùa liên hoan trước

19 “mùa” LHP trước đều chưa “né” được những “hạt sạn” chất lượng phim. Các bộ phim tham gia tranh giải không đồng đều về chất lượng. Theo đạo diễn Nhuệ Giang, nhìn vào tổng số lượng phim tham gia tại LHP 19 (năm 2015) có thể thấy phim nghệ thuật chiếm quá ít, chỉ khoảng 5/20 phim, còn lại là những tác phẩm có nội dung giải trí dễ dãi. “Mỹ nhân”, “Quyên”, “Dịu dàng”, “Hiệp sĩ mù”, “Cầu vồng không sắc”, “Lạc giới”, “Đoạt hồn”… được quảng cáo rầm rộ nhưng khi ra rạp thì trở thành “thảm họa” từ nội dung, diễn xuất đến kịch bản, hình ảnh. Hầu hết đều lạm dụng cảnh nóng, khoe thân hay yếu tố đồng tính để câu khách.

Còn nhớ, LHP 18 (năm 2003), khi trong 23 bộ phim truyện điện ảnh tham thì chỉ có số lẻ các phim là có thể giữ chân người xem ngồi lại rạp. Nhiều khán giả lắc đầu ngán ngẩm: “Nhiều bộ phim nhạt nhẽo, dễ dãi, hời hợt, phim hài thì không cười được mà phim nghiêm túc thì lại rất hài(!)”. 

Nếu như LHP mùa 17, 18, trong những ngày diễn ra hoạt động chiếu phim phục vụ vẫn chỉ thấy đối tượng “khán giả được tổ chức đi xem” là học sinh cấp hai, ba để “chữa cháy” tình trạng èo uột người xem thì ở mùa 19, tình trạng này đã bắt đầu thay đổi. Khán giả xem phim miễn phí đã chủ động đăng ký, xếp hàng lấy vé chứ không phải bị ép buộc đi xem. Tình trạng “lùa” khán giả đến xem phim từng xảy ra ở nhiều kỳ LHP Việt Nam trước đã không còn. Nhưng đó là những phim điện ảnh, còn những phim tài liệu tình hình vẫn còn thê thảm.

LHP 19, những bộ phim như: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”; “Những đứa con của làng”; “Người trở về”... đã “cháy vé” từ 5 ngày trước, trong khi phim tài liệu như “Khát vọng người”, “Người bản Hốc” lại trống tới 90% hàng ghế 

Khán giả... hụt hẫng LHP 20?

LHP 20 sẽ diễn ra ngày 24-28/11/2017 tại Đà Nẵng. Năm nay, phim truyện điện ảnh dự thi gồm 16 phim: “12 Chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy”, “Bạn gái tôi là sếp”, “Bao giờ có yêu nhau”, “Cha cõng con”, “Cho em gần anh thêm chút nữa”, “Chờ em đến ngày mai”, “Cô Ba Sài Gòn”, “Cô gái đến từ hôm qua”, “Cô hầu gái”, “Đảo của dân ngụ cư”, “Em chưa 18”, “Hotboy nổi loạn 2”, “Nắng”, “Sắc đẹp ngàn cân”, “Sài Gòn anh yêu em”, “Sứ mệnh trái tim”…

Phim trong chương trình toàn cảnh gồm 12 phim: “Bệnh viện ma”, “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa”, “Lời nguyền gia tộc”, ‘Nàng Tiên có năm nhà”, “Nắng 2”, “Ngày tình yêu”, “Ngày mai Mai cưới”, “Nữ đại gia”, “Taxi em tên gì”, “Tấm Cám - chuyện chưa kể”, “Vệ sĩ Sài Gòn”, “Yêu đi đừng sợ”.

Về việc có phim thảm họa, phim nhảm tham dự LHP hay không, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định, Ban tổ chức sẽ chọn ra đủ các bộ phim tư nhân chất lượng để giúp LHP thành công, và sẽ “nói không” với tác phẩm hài nhảm trong năm nay.

“Trước đây các hãng phim tư nhân chủ yếu chạy theo thị trường, nhưng thời gian gần đây, họ cũng đã có những thay đổi về định hướng và mục đích, và bản thân thị trường cũng đã có những sàng lọc nhất định. Vì vậy, chất lượng các phim tham dự LHP Việt Nam lần thứ 20 đã không còn những phim bị liệt là “thảm họa” như trước” - bà Lan cho hay.

Ban tổ chức cho phép phim từ kịch bản hoặc phim nước ngoài tham dự toàn bộ chương trình. Tuy nhiên, những tác phẩm như “Em là bà nội của anh”, “Sắc đẹp ngàn cân” hay “Yêu đi, đừng sợ!” nếu có góp mặt tại LHP 20 sẽ chủ yếu tranh giải cá nhân (trừ hạng mục tác giả kịch bản), chứ không có cơ hội được xét giải Bông Sen dành cho Phim truyện điện ảnh.

Với các bộ phim gây tranh cãi về vấn đề bản quyền, nội dung thì ban tổ chức của LHP cần phải có đơn thư khiếu nại chính thức, hoặc chỉ xem xét những trường hợp nổi cộm để giải quyết, chứ không đơn thuần chạy theo dư luận hoặc từ một vài bài báo.

Ngoài ra, Giải thưởng phim ASEAN cũng là nét mới trong hạng mục giải thưởng năm nay. Giải thưởng này do phía Việt Nam khởi xướng, Ban giám khảo sẽ là những người không nằm trong khu vực ASEAN và chấm các bộ phim tiêu biểu của các nước ASEAN. Mỗi nước sẽ có một phim tham gia đề cử và trao giải vào đêm bế mạc 28/11. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang được các nước bạn hưởng ứng. Phim dự Giải thưởng Phim ASEAN có phim “Dạ cổ hoài lang”.

Khác với 19 lần Liên hoan trước, mùa LHP 20, các phim dự thi đều là phim thương mại, không có phim nhà nước tài trợ. Bởi, 2 năm qua, Nhà nước tạm ngừng rót vốn đặt hàng sản xuất phim. Bởi theo bà Ngô Phương Lan, lâu nay không có một kịch bản nào đủ tầm để Nhà nước “chọn mặt gửi vàng” đầu tư vốn làm phim. Hơn nữa, các hãng phim đầu đàn của Nhà nước như Hãng phim Truyện Việt Nam, Hãng phim Truyện 1, Hãng phim Giải Phóng vừa trải qua công cuộc cổ phần hóa, mọi thứ đều còn đang rất ngổn ngang, cho nên chưa thể sản xuất một phim nào.

Việc vắng bóng phim Nhà nước khiến nhiều người tiếc nuối và lo lắng. Phim Nhà nước thường phản ánh vấn đề đất nước, xã hội, tự hào văn hóa, lịch sử của dân tộc, nay không có mà chỉ có phim tư nhân chủ yếu nghiêng về dòng giải trí thì “cán cân” định hướng tư tưởng, nghệ thuật, thẩm mỹ sẽ bị lệch?.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.