Khán giả nô nức đi xem phim Việt chiếu miễn phí

Cảnh phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"
Cảnh phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh"
(PLO) - Việc chiếu miễn phí hàng loạt phim Việt trong khuôn khổ Liên hoan phim được rất nhiều khán giả ủng hộ. Đây là một cơ hội tốt để đem phim Việt đến gần công chúng hơn nếu biết chọn lọc phim trình chiếu.

Không có phim ế vé
Thời điểm diễn ra Liên hoan phim (LHP) được nhiều người ví von là “Lễ hội phim Việt tại TP HCM”. Trên những cụm rạp trình chiếu phim Việt miễn phí, không khí sôi động hẳn với lượng khách đến đăng kí nhận vé và xem phim. “Nóng” nhất của đợt trình chiếu có lẽ phải kể đến phim
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Hương ga”, “Quyên”. Nằm trong cụm phim trình chiếu vào ngày mở màn LHP, 
“Em là bà nội của anh” (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh) – bộ phim nóng hổi vừa ra mắt cũng nhanh chóng kín rạp bởi lượng vé tặng cho khách VIP và vé miễn phí đặt qua mạng trước đó vài hôm. Bộ phim hài hước nhẹ nhàng, dàn diễn viên “hút khách”, lối diễn chân thật, với góc quay đẹp và âm nhạc lắng đọng đã đem lại nhiều cảm xúc đẹp cho khán giả, nhận được trên 90% phản hồi tốt từ phía người xem, mặc dù còn vài ý kiến cho rằng kịch bản chưa thật sự sáng tạo mà chỉ là một phiên bản của bộ phim điện ảnh Hàn Quốc “Ngoại già tuổi đôi mươi”.
Tuy suất chiếu của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” diễn ra vào lúc 10 giờ sáng, suất chiếu “Hương ga” vào lúc 9 giờ tối 4/12, nhưng từ 2/12, các cụm rạp chiếu hai bộ phim này đã thông báo “hết vé”. Một điều đáng mừng là không chỉ phim điện ảnh giải trí, ngay cả các bộ phim đề tài lịch sử như “Thầu Chín ở Xiêm” (phim về giai đoạn hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch ở Thái Lan), “Sống cùng lịch sử”, “Người trở về”, “Người đi xuyên rừng”… cũng đều thu hút khán giả đến rạp. 
Tại rạp Galaxy Nguyễn Du, “Thầu Chín ở Xiêm” chiếu vào lúc 2 giờ chiều. Mặc dù tên phim có chút khó hiểu, nội dung phim không mang tính chất giải trí nhẹ nhàng hoặc gay cấn nhưng lượng khán giả đến xem vẫn chiếm trên 2/3 phòng chiếu lớn của rạp. Hầu hết theo dõi phim từ đầu đến cuối và dành những đánh giá cao cho bộ phim vì nội dung nhân văn, cảnh quay, góc quay rất đẹp… Các bộ phim lịch sử còn lại cũng nhận phản hồi tốt.
Theo thống kê sơ bộ từ các cụm rạp, lượng khán giả xem phim dao động từ 1/2 phòng chiếu cho đến đầy kín, hầu như không có phim nào rơi vào tình trạng “ế vé”.
Nên nâng cao tiêu chí chọn phim
Các phim miễn phí được trình chiếu trong đợt LHP lần này bao gồm 20 phim dự giải và 15 phim toàn cảnh (tức là chỉ trình chiếu). Chiếm khá nhiều trong đó là các phim dán mác 16+ (không dành cho trẻ em dưới 16 tuổi), chủ yếu là phim mang yếu tố bạo lực, kinh dị, tình dục: “Chung cư ma”, “Đoạt hồn”, “Ngủ với hồn ma”, “Hương Ga”, “Lạc giới”, “Để mai tính 2”… 
Theo bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh, việc lựa chọn phim (ngoài các phim dự giải) để trình chiếu miễn phí đợt này, trong đó có nhiều phim 16+ hoàn toàn là hợp lý, bởi các phim này đều đã được cấp phép công chiếu trước đó, đồng thời nó giúp phong phú đề tài phim công chiếu. Hầu hết các phim 16+ nói trên lại rất thu hút khán giả, cháy vé, kín rạp. 
Có thể nói, về chất lượng, phim công chiếu ở LHP 2015 được đánh giá hơn LHP trước đó. Tuy nhiên, việc chọn lựa nhiều phim có yếu tố giải trí để thu hút sự quan tâm của khán giả lại đem đến những điều bất cập khác. Đơn cử như phim “Ngủ với hồn ma” chiếu ở suất 4 giờ chiều ngày 3/12 tại rạp CineStar Nguyễn Trãi. Số khách đến xem phim chiếm 3/4 phòng chiếu. Nhưng rất nhiều khán giả sau khi kết thúc phim đã tỏ thái độ bức xúc vì phim quá… vớ vẩn. 
Chị Phạm Thị Thảo Nguyên, nhân viên kế toán một công ty truyền thông ở Bình Thạnh chia sẻ, chị đi cùng bạn bè gồm 4 người, nhưng cảm thấy “tiếc vì phí mất 90 phút ngồi xem”. Tương tự, một số bộ phim 16+ khác cũng bị phê phán. Nếu xét theo tiêu chí lựa chọn phim của LHP 2015 là “Dân tộc – Nhân văn – Sáng tạo – Hội nhập” thì thực chất nhiều phim chưa đạt được tiêu chuẩn như thế. Đa phần trong số những phim kinh dị trình chiếu nội dung lộn xộn, rời rạc, diễn xuất thô vụng, và nhất là chỉ nhằm mục đích hù doạ đơn thuần, cốt truyện không mang tính chất nhân văn hay truyền tải thông điệp nào. 
Một số phim đề tài tình dục cũng bị phản hồi chưa tốt vì cảnh nóng thô và cốt truyện phi logic. Đa phần những phim được khán giả khen ngợi nằm ở danh sách phim dự giải, còn những phim chiếu thêm thì… chê nhiều hơn khen.
Như vậy, nếu tính ở mục đích chọn nhiều thể loại để phong phú và thu hút khán giả khiến hoạt động chiếu phim thêm xôm tụ thì LHP lần này tương đối thành công. Nhưng, nếu xét về chất lượng và khả năng làm người xem hài lòng thì Ban Tổ chức chỉ thành công có… một nửa. Hoạt động chiếu phim miễn phí tại LHP lần này đã kéo rất nhiều khán giả đến rạp xem phim Việt, trong đó không ít người trước nay thành kiến với phim Việt và chỉ có thói quen xem phim ngoại. Đây là một cơ hội rất tốt để phim Việt “ghi điểm” với công chúng, thay đổi định kiến “phim Việt không hay” của rất nhiều người Việt. 
Đành rằng, chiếu nhiều thể loại để khán giả có nhiều lựa chọn và dễ bề so sánh, nhưng việc Ban Tổ chức đưa ra tiêu chí khá “dễ dãi” để lựa chọn phim trình chiếu phần nào khiến mục tiêu nói trên không được trọn vẹn, mà chỉ cần nhìn vào phản ứng của những khán giả tình cờ xem phải những phim kém chất lượng đã nói lên điều đó.
Hy vọng rằng những LHP sau này sẽ có những tiêu chí chuẩn mực hơn, để “ngày hội phim Việt” chinh phục được khán giả trọn vẹn hơn nữa, làm tốt vai trò quảng bá phim Việt đến công chúng Việt. 

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.