Hiếp dâm bé gái 13 tuổi, tại sao đạo diễn lừng danh vẫn “nhởn nhơ”?

Chân dung đạo diễn Roman Polanski.
Chân dung đạo diễn Roman Polanski.
(PLO) - Tờ People ngày 3/5/2018 đưa tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (AMPAS) đã bỏ phiếu trục xuất đạo diễn Roman Polanski vì vi phạm tiêu chuẩn ứng xử của tổ chức, khi bị nhiều phụ nữ tố cáo có hành vi quấy rối tình dục.

Việc đạo diễn Roman Polanski cuối cùng cũng bị trừng phạt khi bị đuổi khỏi AMPAS là một diễn biến đúng đắn nhưng muộn màng. Đã 41 năm trôi qua kể từ khi vụ việc Polanski chuốc rượu và cưỡng dâm người mẫu 13 tuổi Samantha Geimer tại nhà riêng của tài tử Jack Nicholson ở Hollywood Hills (vào năm 1977).

Sự nghiệp lừng lẫy 

Được biết, Roman Polanski sinh ra ở Paris (Pháp) vào ngày 18/8/1933, trong một gia đình người Ba Lan gốc Do Thái. Năm 8 tuổi, cha mẹ ông bị phát xít Đức bắt tại Krakow, khiến ông phải sống cuộc đời lang thang. 

Trải nghiệm này đó sau  đã được ông đưa vào bộ phim mang tính tự truyện, vô cùng hấp dẫn, “Nghệ sĩ dương cầm” (The Pianist – 2002). Phim kể về một chàng trai Do Thái cố gắng lẩn tránh phát xít Đức khi Warsaw bị chiếm đóng. Tác phẩm này đã đoạt 3 Giải Oscar, trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất.

Được biết, “Knife In The Water” là bộ phim đầu tay của ông ra mắt ở Ba Lan hồi năm 1962. Bộ phim rất gay cấn đa dâm, kể về một cặp đôi mời một người xin đi quá giang lên du thuyền của mình. Tác phẩm điện ảnh này đã bị giới phê bình Ba Lan “đập” tơi bời, song nó lại được ca ngợi ở phương Tây và được đề cử giải Oscar Phim tiếng nước ngoài hay nhất.

Cách nhìn nhận của người phương Tây về khả năng làm phim của Polanski đã tạo cú hích cho ông chuyển tới Anh, nơi ông cho ra đời các tác phẩm điện ảnh Repulsion (1965), Cul-de-Sac (1966) và The Fearless Vampire Killers (1967).

Tuy nhiên chưa kịp thỏa sức vui hưởng thành công của bộ phim này, thì bi kịch lại ập đến cuộc đời Polanski. Năm 1969, vợ ông là Sharon Tate cùng 4 người bạn đã bị sát hại bởi một nhóm người được gọi là “gia đình Manson”. Ở thời điểm đó, Sharon Tate thậm chí đang mang thai, chỉ còn 2 tuần nữa là hạ sinh.

Chính vì vậy, trong những tác phẩm lừng danh của Roman Polanski, cái ác luôn hiện hữu một cách trần trụi và đầy thống khổ. Bộ phim “Rosemary’s Baby” có nhịp phim chậm rãi, không lạm dụng những cảnh máu me, mà vẫn khiến người xem lạnh sống lưng khi khai phá đến tận cùng ác tâm của con người, của quỷ Satan. 

Sau sự kiện đau khổ này, Polanski rời khỏi châu Âu, song năm 1974 ông trở lại với bộ phim được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của mình, “Chinatown”. Do tài tử Hollywood Jack Nicholson thủ diễn chính, phim đã được 11 đề cử Oscar và hiện vẫn được coi là một tác phẩm điện ảnh kinh điển của Hollywood.

Hiếp dâm bé gái, bỏ trốn khỏi Mỹ

Năm 1977, Roman Polanski bị tố cáo xâm hại tình dục bé gái Samantha Geimer, khi đó mới 13 tuổi. Trong buổi tiệc tại nhà Jack Nicholson (nam diễn viên chính trong Chinatown), sau khi chụp ảnh cho cô bé, Polanski đã chuốc rượu và cưỡng bức nạn nhân.

Nam đạo diễn cũng đã nhận tội và được nhà chức trách cho đến châu Âu để hoàn tất quá trình quay phim, sau khi trở về Mỹ, ông đã bị giam 42 ngày để giám định tâm thần. Các luật sư của Polanski hy vọng ông chỉ bị án treo, nhưng rồi lại có thông tin về một bản án mới với nhiều năm tù giam. Ngay lập tức, Polanski đã trốn sang châu Âu.

Kể từ đó, Roman Polanski không bao giờ trở về Mỹ và sống như một kẻ lưu vong ở Pháp, nơi không bị dẫn độ về Mỹ. Ông chủ yếu làm việc ở Pháp, Đức, Cộng hòa Séc và Ba Lan.

Vào năm 1979, trong cuộc phỏng vấn với tiểu thuyết gia Martin Amis, Polanski còn châm dầu vào lửa khi có phát ngôn đầy tranh cãi: “Nếu tôi giết người, báo chí sẽ chẳng quan tâm như vậy. Nhưng tôi quan hệ với các bé gái. Quan tòa muốn quan hệ với các bé gái. Bồi thẩm đoàn muốn quan hệ với các bé gái. Ai cũng muốn quan hệ với các bé gái cả!”. 

Câu chuyện của Polanski gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, khi mà lệnh bắt ông vẫn còn giá trị suốt hàng chục năm qua. Năm 2009, 32 năm sau khi phạm tội và lẩn trốn ở Pháp, Roman Polanski bị bắt khi tham gia Liên hoan phim Zurich, Thụy Sĩ để nhận giải Thành tựu trọn đời. Sau 10 tháng quản chế ông, Thụy Sĩ lại quyết định thả ông mà không theo lệnh của giới chức Mỹ. 

Hollywood “bao dung” kẻ tội đồ 

Mãi cho đến 3/5/2018, AMPAS mới có động thái trục xuất ông vì những hành vi cưỡng hiếp của mình. 

Theo AP, việc đạo diễn Roman Polanski cuối cùng cũng bị trừng phạt khi bị đuổi khỏi AMPAS hôm 3/5 là một diễn biến đúng đắn nhưng muộn màng. Đã 41 năm trôi qua kể từ khi vụ việc Polanski chuốc rượu và cưỡng dâm người mẫu 13 tuổi Samantha Geimer tại nhà riêng của tài tử Jack Nicholson ở Hollywood Hills (vào năm 1977).

Điều này thể hiện rằng, suốt hơn 40 năm hành động hiếp dâm của Polanski đi ngược lại mọi giá trị nhân văn mà Hollywood luôn kêu gọi: quyền phụ nữ, quyền trẻ em, chống lại sự áp chế của đàn ông, chống lại tội ấu dâm... Chính điều này đã khiến Hollywood bị lên án là đạo đức giả: các sao hạng A luôn phẫn nộ một cách có lựa chọn, toan tính.

Trục xuất Polanski khỏi hàng ngũ, Viện Hàn lâm dường thể hiện quyết tâm thiết lập lại giá trị, ngầm tuyên bố không thỏa hiệp với các thành viên “tai to mặt lớn” (Polanski có thâm niên 50 năm trong Viện) nhưng đe dọa những giá trị chung của Viện. Quyết định này là một đòn nặng giáng xuống vị đạo diễn 84 tuổi. Harlan Braun, luật sư của Polanski, cho biết ông đang “bàng hoàng” bởi quyết định của Viện.

3 phụ nữ khác tố cáo

Dù hơn 40 năm trôi qua, nhưng dường như kẻ mang danh đạo diễn nhưng có hành vi đồi bại không hề phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Polanski đồng ý bồi thường cho người mẫu Geimer số tiền 500 ngàn đôla. 

Thậm chí, đầu năm 2009, Samantha Geimer còn  đệ đơn đề nghị tòa án Mỹ bãi bỏ cáo buộc đối với Polanski. Bản thân nạn nhân cho rằng vụ việc đã kéo dài quá lâu và cô không muốn khơi lại quá khứ đau buồn, mà chỉ muốn có một cuộc sống yên bình. 

Tuy nhiên, không chỉ vụ bê bối với Samantha Geimer, còn có 3 người phụ nữ khác cũng lên tiếng tố cáo hành vi quấy rối tình dục của ông. Cụ thể, năm 2010 nữ diễn viên Charlotte Lewis tuyên bố “từng bị Polanski quấy rối một cách tồi tệ nhất có thể”. 

“Ông Polanski biết rằng khi ấy tôi mới 16 tuổi khi chúng tôi gặp gỡ, ông dùng vũ lực ép tôi ngay trong căn hộ của ông ở Paris. Tất cả những gì tôi muốn là công lý được thực thi”, Charlotte phẫn nộ. Cô còn nói thêm sự việc đó đã khiến cô hoảng loạn thật sự trong một thời gian dài và nay đã đến lúc cô cần tìm lại sự công bằng cho bản thân.

Năm 2016, một phụ nữ nữa xuất hiện tố cáo đạo diễn đã sờ soạng cô vào thập niên 1970. Nguyên đơn tên gọi “Robin” đã tổ chức họp báo để công bố về vụ việc và khẳng định Polanski đã làm chuyện đồi bại năm bà mới 16 tuổi (1973).

Tháng 10/2017, nữ diễn viên người Đức Renate Langer đã lên tiếng tố cáo Roman Polanski về hành vi hiếp dâm bà tại nhà riêng của ông ở Gstaad (Thụy Sĩ) vào năm 1972. Khi đó, nữ diễn viên mới 15 tuổi. Theo lời kể của Renate Langer, bà gặp gỡ Roman Polanski khi đang làm người mẫu cho một công ty tại Munich.

Sau đó, đạo diễn 84 tuổi này đã ngỏ lời mời Renate tới nhà của ông tại Gstaad để trao đổi về việc casting vai diễn trong một bộ phim mới của ông. Tại đây bà đã bị Roman cưỡng hiếp dù chống cự quyết liệt.

Sau sự việc, vị đạo diễn này quyết định “bù đắp” cho cô gái trẻ bằng một vai diễn trong tác phẩm của ông mang tên Che?. Và trong quá trình ghi hình tại Rome, Ý, bà bị Roman cưỡng hiếp lần hai.

Dọa kiện tổ chức Oscar, bài xích #Metoo

Ngay sau khi bị AMPAS trục xuất, đạo diễn gốc Ba Lan Roman Polanski đe dọa kiện tổ chức này. Thậm chí còn bài xích #MeToo, phong trào khuyến khích nạn nhân bị quấy rối tình dục đứng lên tố cáo kẻ lạm dụng mình, là “mớ cuồng loạn” và “đạo đức giả”. 

Thông qua tờ Los Angeles Times, luật sư của Roman Polanski đã đề nghị AMPAS hãy để thân chủ ông giải trình một cách công bằng nếu muốn tránh một vụ kiện tốn kém. Theo Harland Braun, quyết định trục xuất trái với các quy chuẩn đạo đức của chính AMPAS và luật California.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Ba Lan trước khi bị trục xuất, Polanski mỉa mai phong trào #MeToo là “mớ cuồng loạn” và “đạo đức giả”. Cụ thể, khi được hỏi ông nghĩ gì về động thái của ngành công nghiệp điện ảnh trước vấn đề quấy rối tình dục, Polanski nói với tờ Newsweek Polska tuần này:

“Tôi nghĩ đây là mớ cuồng loạn thỉnh thoảng lại xuất hiện trong xã hội. Đôi khi nó rất kịch tính, như Cuộc Cách mạng Pháp hay cuộc Thảm sát Ngày lễ Thánh Bartholomew ở Pháp. Tất cả mọi người đều cố gắng ủng hộ phong trào này, chủ yếu vì sợ hãi… Tôi nghĩ nó hoàn toàn đạo đức giả” – ông nói./.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.