Diệp Bảo Ngọc ngưỡng mộ tổ ấm của NSƯT Mạnh Dung - Thanh Dậu

Diệp Bảo Ngọc ngưỡng mộ tổ ấm của NSƯT Mạnh Dung - Thanh Dậu
(PLO) -Mới đây, Diệp Bảo Ngọc, Đoàn Thanh Tài, My Trần cùng dàn diễn viên trẻ đến thăm và chúc Tết NSƯT Mạnh Dung, Thanh Dậu trong khuôn khổ chương trình “Đồng hành hội xuân văn nghệ sĩ 2017”. Đây là chương trình nhằm tri ân và giúp nghệ sĩ trẻ hiểu hơn về đóng góp thế hệ đi trước với nghệ thuật.

Nghệ sĩ Mạnh Dung tên thật là Đoàn Mạnh Dung, sinh năm 1939. Năm 18 tuổi, ông trở thành diễn viên của đoàn cải lương Chuông Vàng, Hà Nội. Tại đây, ông quen và kết hôn với nghệ sĩ Thanh Dậu. Nghệ sĩ Mạnh Dung từng là kép chính nổi tiếng với gần 100 vở cải lương, trong đó có vở “Bạch Xà nương”, “Tống Chân - Cúc Hoa”, “Lục Vân Tiên”...

Năm 1984, ông trở thành giảng viên trường Trung cấp Điện ảnh miền Nam (nay là trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM). Nghệ sĩ Mạnh Dung đã được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho sự nghiệp giảng dạy.

Mạnh Dung được khán giả truyền hình biết đến qua hình ảnh ông già Nam bộ chất phác, hồn hậu trong các phim như: “Đất phương Nam”, “Những đứa con thành phố”, “Nghiệt oan”, “Bình minh châu thổ”, “Cá rô anh yêu em”...

Tại nhà riêng của NSƯT Mạnh Dung, Diệp Bảo Ngọc bày tỏ sự ngưỡng mộ trước hạnh phúc 50 năm bền chặt của bậc tiền bối. NSƯT Mạnh Dung chia sẻ, mình cùng NSƯT Thanh Dậu bén duyên trong những lần đi diễn. Bí quyết hạnh phúc của riêng họ là sự yêu thương và trân trọng dành cho nhau từ trái tim.

Bên cạnh đó, dù bận rộn đến mấy, bữa cơm gia đình luôn là điều không nên thiếu trong mỗi ngày. Xúc động hơn. khi nghe dàn sao trẻ dành lời chúc Tết âm cúng, 2 NSƯT bật khóc và ôm chặt các nhân tố trẻ.

Sau khi đến thăm nhà NSƯT Mạnh Dung, và Thanh Dậu, dàn sao tiếp tục đến tổ ấm NSND Thế Anh. Nghệ sĩ Thế Anh sinh ra tại một làng quê bình dị thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông là con thứ 3 trong một gia đình khá giả, mẹ là một tiểu thương, cha ông là người học hành đỗ đạt xuất sắc.

Ông nổi danh qua những vai diễn như: Trung úy Phương (Nổi gió), Ba Duy (Mối tình đầu), Dư (Đường về quê mẹ), sĩ quan tên lửa (Em bé Hà Nội), thiếu tá Vĩnh Quán (Tự thú trước bình minh), chúa Trịnh Sâm (Đêm hội Long Trì), đại tá Võ (Chiến trường chia nửa vầng trăng), ông chủ rạp (Gánh xiếc rong), ông Cọp (Điện Biên Phủ)...

Song hành cùng đoàn nghệ sĩ trẻ còn có sự góp mặt của Minh Luân. Trước gia tài phim ảnh đồ sộ của nghệ sĩ Thế Anh, Minh Luân bày tỏ sự ngỡ ngàng và ngưỡng mộ những đóng góp to lớn của thế hệ đi trước. 

Sau khi chúc Tết và nhận những món quà ý nghĩa, NSND Thế Anh căn dặn dàn sao trẻ những lời chân thành: “Người Việt Mình quá giỏi, những  nhân tố trẻ ngày thêm nhiều và được công nhận. Thế nên điện ảnh cũng vậy, cần sự đột phá từ tư duy, cách làm để mang tầm vóc mới. Các cháu là người trẻ, phải có cống hiến hết lòng, định hướng rõ ràng và nói không với tai tiếng để trở thành hình mẫu nghệ sĩ lý tưởng”.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.