Diễn viên Bảo Anh chán phố, về quê làm trai nông thôn

Diễn viên Bảo Anh chán phố, về quê làm trai nông thôn
(PLO) - Từ nỗi đớn đau đắng chát, nghẹn lời của một người đàn ông trong Biển trổ hoa vàng đến các chiến sĩ công an đầy quyết đoán trong các serie phim Cảnh sát hình sự, rồi vẻ lành lạnh, gai góc nhưng đầy tình cảm của Long lựu đạn trong Mạch ngầm vùng biên ải, Phạm Bảo Anh đều hoàn thành một cách xuất sắc và tốn… máu nhất. Ngoài đời, Bảo Anh cũng… máu me như vậy trước mỗi lựa chọn của mình, bất luận lựa chọn ấy có được ủng hộ hay không.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ…

- Lựa chọn đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc đời Bảo Anh là gì?

- Nói ra thì chắc ít người tin, đó là quyết định… dịch chuyển vào năm 2008. Khi ấy thằng thanh niên hơn 20 tuổi với bản chất hoang dã, ưa khám phá như tôi đã quyết định rời phố về 1 vùng quê ven đô sinh sống (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ban đầu vì muốn trốn tránh những áp lực của phim ảnh, tôi chỉ định về đấy nghỉ ngơi 1-2 ngày thôi. Không ngờ, ý định 1-2 ngày ấy đã kéo dài đến năm thứ 10.

- Một gã trông bụi bặm, phớt đời như Bảo Anh lại hợp với cảnh thôn quê?

- Ôi, chỉ khi được tự do sống với núi rừng, với thôn quê tôi mới được thỏa mãn, được vùng vẫy, như kiểu cá về với nước ấy. Bạn cứ tưởng tượng cảnh sống lãng mạn như thế này, về vùng quê đó tôi được thảnh thơi ngắm những cánh đồng lúa đang thì con gái, được trải nghiệm săn bắn, hái lượm. Mê mẩn lắm. Lần đầu tiên cảm nhận được vẻ đẹp của mảnh đất tôi đã nhận ra đây chính là chỗ của mình và quyết định “cắm chốt” luôn.

Vì hoàn cảnh gia đình và công việc học tập nên tôi sống xa gia đình và tự lập nhiều, tôi đi nhiều nơi ở nhiều chốn nhưng khi về vùng quê này tôi mới thật sự cảm thấy muốn dừng chân! Ngày đầu tiên, tôi đã tham gia luôn vào công tác chuẩn bị Đại lễ Phật Đản cho nhà chùa, tự tay mình cắt từng cánh hoa sen, từng cây nến để làm đèn hoa đăng, trèo leo khắp mái đình mái chùa giăng đèn mừng ngày lễ...

Tôi tham gia vào việc làng việc xóm, cứ như thế quen cả làng luôn và chính thức bỏ phố về quê.  Bây giờ ở quê vẫn giữ mối sinh hoạt cũ, thân thiết, tình cảm, cộng đồng, đấy mới gọi là sống.

- Như thế này có cực đoan quá không? Nói như Bảo Anh thì những người ở phố sẽ được gọi như thế nào?

- Chuyện sống ở quê, ở phố nhiều người đã bàn rồi. Ai cũng biết rằng các mối liên kết ở phố vô cùng lỏng lẻo, nhà nào biết nhà nấy, còn ở quê, chuyện vừa xảy ra ở đầu làng, cuối làng đã biết tin tức. Cái mối liên hệ làng xã ấy chính là gạch vữa kết nối tình cảm giữa con người với con người vào thành một cộng đồng. Điều này rất khó tìm kiếm ở phố. 

Ở phố, con người bị áp lực cơm áo gạo tiền, vô tình bị vướng vào vòng quay hối hả mà không thể thoát ra được. Nói như thế không có nghĩa tôi lười làm. Tôi thích làm những công việc tay chân nặng nhọc như cày cấy, nuôi lợn, gà nhưng phải là những việc không bị áp lực cơm áo gạo tiền, còn nếu vất vả mà bị áp lực thì chắc tôi cũng không làm.

- Thế này thì gọi là cuộc chơi, có ai gọi là cuộc đời đâu?

- Đúng thế, tôi ngày nào cũng chơi, kể cả làm việc nặng nhọc tôi cũng nghĩ là trò chơi. Làm hay không cũng là do mình. Lúc nào tôi thấy cần làm thì tôi làm. Tính tôi thích tự do, trả lương cao mà bắt tôi phải theo một ba rem nào đó thì chắc chắn tôi không làm.

- Liệu đây có phải lý do mà Bảo Anh vắng mặt một thời gian khá dài trên màn ảnh?

- Nếu tôi không nghỉ đóng phim thời gian đó chắc khó mà lấy được vợ... Khi nghĩ đến chuyện phải lập gia đình tôi đã dừng làm phim hơn 2 năm để tìm kiếm duyên phận. Cũng may về ở thôn quê tôi mới gặp được vợ tôi. Đến khi vợ tôi mang bầu, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà để chăm sóc vợ con. Mãi đến khi con lớn, vợ tôi mới giục tôi đi đóng phim, một phần cũng do anh em trong nghề động viên đi làm lại và các đạo diễn mời đều là anh em thân tình. 

Thế nên nhiều khi tôi phải nén nỗi nhớ con lại để đi đóng phim đấy. Có những ngày đi đóng phim mà nhớ con đến phát khóc, dù chỉ đi từ sáng đến đêm. Có những lần đóng phim gặp chấn thương, phải cắn chặt vết thương lại để phi hơn 20 cây số về nhà, chỉ để nhìn thấy đứa con gái của mình đang ngủ ngon một vài phút rồi lại lên đường đi làm tiếp!

Bảo Anh trong một cảnh phim
Bảo Anh trong một cảnh phim

Bị coi là ngố cũng vẫn tuân thủ Luật An toàn giao thông…

- Thế này mà nhiều nghệ sĩ nói Bảo Anh dị lắm, không quan hệ nhiều cũng không chuyện trò với mọi người nhiều.

- Không, tôi bình thường. Chỉ là thích chơi với ai thì tôi chơi, tôi thích cộng tác với ai thì tôi làm, chẳng vì cái gì khiến tôi phải làm công việc tôi không thích. Tình cảm với con là tự nhiên, dù con gái đã hơn 3 tuổi nhưng cảm xúc ấy thậm chí còn tăng cao hơn. Đó là một mối liên hệ thân thiết từ bao kiếp trước rồi. Tôi chỉ thích con gái thôi và chỉ cần có một đứa con. Tôi suy nghĩ hiện đại lắm. Mỗi lần bạn bè trêu trọc chuyện con gái, con trai tôi bảo sau này tao tự chống gậy cho tao được nên tao chỉ cần con gái.

Còn chuyện công việc lại khác. Tôi chỉ muốn cộng tác cùng với những người mình đã quen, những người đã hiểu mình. Ở phim trường tôi cũng ít tiếp xúc với mọi người, lúc nào cũng chỉ ngồi một chỗ vì bản chất không thích đám đông. Nhưng như thế không có nghĩa là tôi vô tâm, không gần gũi, tôi luôn quan sát mọi chuyện xảy ra xung quanh mình, luôn cảm nhận được tinh thần của tất cả mọi người và sẵn sàng hoà đồng!

- Nhiều người nói rằng, cát sê đóng phim truyền hình Việt Nam không được bao nhiêu. Nhưng thấy cuộc sống của Bảo Anh có vẻ thoải mái thế này thì chắc cát sê diễn viên cũng kha khá đấy chứ?

- Cát sê nhiều hay ít là quan điểm của từng người. Còn tôi, không ăn tiêu, không chơi bời, không cafe, rau tôi tự trồng, tự hái, mỗi năm chỉ mất tiền mua thịt ngoài chợ thì làm sao hết được tiền cát sê. Thật ra tiền ít hay nhiều là do cách sống của mỗi người. Mọi người ở phố thì thường chi tiêu nhiều khoản lắm, ăn uống ngoài đó thì đắt đỏ, nhiều mối quan hệ làm ăn bạn bè thì phải làm nhiều, kiếm tiền nhiều để phục vụ cái guồng quay của nhịp sống đó, với catse của diễn viên chắc không đủ. Tôi thì cứ bình tĩnh thôi.

Rau ở chợ quê tôi ngon, sạch, tôi biết họ hái từ đâu nhưng nhiều khi tôi nghĩ, thay vì bỏ vài nghìn ra mua rau trong khi mình có thể tự trồng, lợn mình có thể tự nuôi. Nghĩ thế nên tôi tự làm chuồng, tự trồng rau, tôi thích cuộc sống lam lũ, tất cả những việc làm chân tay tôi đều thích. Còn bảo tôi mặc comple ra ngoài đường chỉ để chụp ảnh mà kiếm luôn được cả tháng lương tôi lại không thích. 

Bây giờ, xã hội hối hả, công nghiệp, mọi người lại mong muốn được trải nghiệm những cuộc sống, hương vị quê, mình đang được nếm trải những vị ngọt ngào ấy, tại sao lại không tận dụng hết sức điều mình có! 

- Cảm giác như Bảo Anh đang hưởng thụ cuộc sống, điều mà ít người ở phố cảm nhận được?

- Đó là cảm nhận của mỗi người. Bây giờ, nửa đêm ở quê, tôi và thanh niên trong xóm vẫn vác đèn đi soi ếch, vồ nhái, bắt rắn. Làm gì có người ở phố nào có được trải nghiệm ấy. Những trò vui xưa cũ ấy như một thứ cuốn hút, quyến rũ không ngừng. Thực ra trong lam lũ của mình không bị áp lực về kinh tế thì đó là sự tận tưởng, là trải nghiệm và thường thức cuộc sống cho thấy xã hội này nhiều màu sắc.

- Nhưng nếu có người nói sống như Bảo Anh thì mất bao nhiêu công học hành, giờ lại thành lông bông, bạn nghĩ sao?

- Đó cũng lại là quan điểm của từng người. Tôi có 3-4 bằng Đại học, loại khá và vẫn mới tinh, chưa bao giờ một lần được động đến. Thật ra bằng cấp có quan trọng gì đâu. Tôi cũng không có thời gian lông bông đâu, gần như tôi hoạt động 24/24 không ngừng nghỉ! Tôi thực sự muốn mọi người hãy hiểu điều ấy qua cuộc sống, qua trải nghiệm của tôi. Tôi không muốn uốn mình theo xã hội mà muốn mọi người thấy cuộc sống cần gì. Còn mọi người không hiểu thì tôi vẫn đi một mình.

- Lựa chọn cuộc sống như hiện nay Bảo Anh có bị mọi người phản đối không?

- Có chứ, mọi người có tham gia, có nhắc nhở nhưng mình chưa thấy cần thiết phải thay đổi thì kệ thôi. Đến khi thấy cần thiết thì không ai đẩy cũng phải xông ra đường. Ví dụ như bây giờ, tôi đang đi buôn miến, tự mình ship tất cả các đơn hàng. Ship bằng xe máy, mỗi lần 60-70kg, cồng kềnh nhưng mỗi lần đi ship vẫn phải đảm bảo Luật An toàn giao thông, không được sang ngang 2 bên quá 20cm, không được cao quá 2m, không được quá đuôi 50m. Nhiều lúc cũng khốn khổ nhưng vẫn phải tuân thủ luật pháp thôi.

Đây cũng là một ảnh hưởng của những vai diễn công an tôi đã từng đóng, luôn muốn giữ hình ảnh thật tốt, đến mức nhiều người nghĩ rằng mình ngố. Nhưng nhiều khi chấp nhận làm thằng ngố, phải tuân thủ luật pháp đến cùng, đến mức dù lúc ấy là nửa đêm một mình giữa ngã tư đường, cũng vẫn dừng đèn đỏ.

- Cảm ơn Bảo Anh về cuộc chuyện trò thú vị này!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.