Cô gái 26 tuổi đăng quang Hoa hậu Thế giới Trung Quốc

Mao Bồi Nhị gây ấn tượng bởi chiều cao 1,77 mét và khả năng giao tiếp.

Chung kết Hoa hậu Thế giới Trung Quốc 2018 mới đây diễn ra ở thành phố Tam Á. 48 thí sinh trải qua các vòng giới thiệu bản thân, năng khiếu, trang phục công sở, trang phục truyền thống... Mao Bồi Nhị đoạt danh hiệu cao nhất. Cô tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ), hiện là doanh nhân. 

Mao Bồi Nhị trong đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp.

Mao Bồi Nhị trong đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp.

Theo Ifeng, tân hoa hậu có năng khiếu hùng biện, giỏi tiếng Anh. Cô từng hơn 10 lần đoạt quán quân các cuộc thi về tài ăn nói ở trong và ngoài Trung Quốc. Với chiến thắng này, Mao Bồi Nhị sẽ đại diện nước chủ nhà tại Miss World 2018.

Trên các diễn đàn Baidu, nhiều người bày tỏ khâm phục Mao Bồi Nhị ở thành tích học tập trong khi nhan sắc của cô nhận ý kiến trái chiều. Một số khán giả nhận xét vẻ đẹp của tân hoa hậu "thường thường bậc trung", còn số khác khen cô đoan trang, có nét đẹp tự nhiên.

Hoa hậu Mao Bồi Nhị.

Hoa hậu Mao Bồi Nhị.

Chung kết Hoa hậu Thế giới 2018 diễn ra vào tháng 11 tại Tam Á, Trung Quốc. Trong lịch sử Miss World, Trung Quốc từng hai lần có thí sinh đoạt ngôi Hoa hậu, là Trương Tử Lâm (2007) và Vu Văn Hà (2011).

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.