Chuyện thú vị quanh quốc phục thi hoa hậu

(PLO) - Ngoài nhan sắc của các người đẹp Việt tham gia thi hoa hậu quốc tế, có lẽ bộ quốc phục chính là điều được công chúng quan tâm nhiều nhất bởi nó đại diện cho văn hoá của dân tộc. Và quanh quốc phục dự thi cũng có nhiều câu chuyện thú vị.

Tranh cãi quanh quốc phục: Hãy để quốc tế đánh giá

Quốc phục Việt Nam được Hoa hậu H’Hen Niê chọn đi dự thi Miss Universe tại Thái Lan đã gây một cuộc tranh cãi mạnh mẽ chưa từng có về trang phục thi hoa hậu quốc tế. Mẫu thiết kế mang tên “Bánh mì” do Nhà thiết kế (NTK) Phạm Phước Điền thực hiện dường như đã phá vỡ các quy tắc về thiết kế quốc phục trước đó.

Cho dù những năm gần đây, quốc phục dự thi hoa hậu liên tục được cách tân để mới mẻ, lạ mắt hơn, nhưng đây là lần đầu tiên một NTK mang ẩm thực đậm nét lên trên quốc phục. Trang phục này trông cực kì bắt mắt với tạo hình chiếc váy ngắn, vòng quanh váy là tạo hình những ổ bánh mì kẹp thịt - món ăn đường phố Việt - trông khá “thực”, hiện đại và vui nhộn. 

Tuy nhiên, với dư luận trong nước, bộ quốc phục lại không được ủng hộ. Rất nhiều người, trong đó có những người nổi tiếng, hoa hậu lẫn nghệ sĩ cho rằng trang phục này chỉ đủ tầm để tham gia cuộc thi về quảng bá du lịch, chứ không nên đem đến cuộc thi nhan sắc tầm quốc tế.

Một số nhận định khác về mặt thẩm mỹ cho rằng bộ trang phục không nêu bật được ưu thế hình thể của H’Hen Niê và tạo hình bánh mì trông khá “thô”, khiến Hoa hậu trông như một “cô bán bánh mì dạo”.

Nhiều người tiếc cho những mẫu trang phục đã được đưa ra nhưng không được Hoa hậu chọn, trong đó được ủng hộ nhiều nhất chính là chiếc váy dài họa tiết với phần thân áo yếm, nón quai thao trông duyên dáng và bộ trang phục “bê” cả phố cổ Hội An trông rất ấn tượng. 

Mẫu thiết kế “quốc phục bánh mì” của H’Hen Niê dự thi Miss Universe.
Mẫu thiết kế “quốc phục bánh mì” của H’Hen Niê dự thi Miss Universe.

Ngược lại, trên trang quảng bá Cuộc thi, trang phục H’Hen Niê chọn đi thi lại nhận được không ít ý kiến ủng hộ từ khán giả quốc tế. Nhiều người cho rằng nó độc đáo, mới mẻ và “đập vào mắt”, không ít người cho rằng nó rất thú vị và đậm chất đường phố Việt Nam.

Nhiều năm qua, các NTK quốc phục đã lấy các chất truyền thống để cách tân theo cách của mình, nhưng phương án an toàn nhất luôn là cách tân từ áo dài. Lần này, bộ quốc phục được H’Hen Niê lựa chọn đã có một biến tấu hoàn toàn khác biệt và dù nhận nhiều “gạch đá”, Hoa hậu cho biết cô vẫn tự tin với lựa chọn của mình.

Trên thực tế, không ít bộ quốc phục thi hoa hậu quốc tế trước đây, trong nước nhận nhiều khen ngợi nhưng ra đấu trường quốc tế lại chẳng được quan tâm, ngược lại có những bộ quốc phục dư luận không hài lòng nhưng lại gây được thích thú từ khán giả và ban giám khảo. Không có cái chuẩn nào cho vẻ đẹp của sự sáng tạo trang phục và người quyết định vẫn là Hoa hậu.

Chính vì thế, có lẽ việc cần làm là bày tỏ sự động viên để H’Hen Niê toả sáng với nhan sắc, bản lĩnh và sự lựa chọn của mình. 

Quốc phục Việt ngày một đẹp lên

Nhìn nhận lại, trong những năm qua, thiết kế quốc phục “chinh chiến” trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao hơn ở tính sáng tạo, thẩm mỹ và độ công phu. Những năm 90, quốc phục Việt thường chỉ là những thiết kế đậm nét truyền thống với vài ba điểm nhấn mới, chủ yếu là từ áo dài, áo tứ thân cách điệu lên. Những năm 2000, quốc phục dự thi bắt đầu được cách điệu mang đậm nét hiện đại. 

Tuy nhiên, thời điểm này người ta lại thấy nhiều sự phá cách, nổi loạn quá đà trong những thiết kế trang phục đại diện dân tộc. Nhiều năm liền, trang phục dự thi nhan sắc quốc tế của Á hậu Hoàng My không nhận nhiều thiện cảm vì có năm hơi hướng bạo lực, gần giống chiến binh, có năm lại quá hở hang.

Tương tự, trang phuc dân tộc của Lê Huỳnh Thúy Ngân, Trúc Diễm tại các cuộc thi quốc tế có khuynh hướng hở đầy táo bạo, hoặc quá cầu kì, không khác nhân vật trong các trò chơi trực tuyến và khó lòng đại diện hình ảnh trang phục Việt… 

Trong vòng 3 năm trở lại đây, quốc phục dự thi dần trở nên hoàn thiện khi NTK đã nắm bắt được xu hướng thời trang quốc tế. Cả 6 bộ trang phục được đưa ra để H’Hen Niê lựa chọn đều gây được ấn tượng mạnh với bánh mì, đèn lồng, áo tứ thân, mây tre… rất đặc biệt.

Cạnh đó, bộ trang phục của Minh Tú tham gia Hoa hậu Siêu quốc gia do NTK Đinh Văn Thơ thực hiện cũng đang nhận được sự thiện cảm của công chúng khi vừa sang trọng, nền nã và độc đáo mà không cầu kì.

Bộ quốc phục của Minh Tú dự thi Hoa hậu Siêu quốc gia.
Bộ quốc phục của Minh Tú dự thi Hoa hậu Siêu quốc gia.

Phần trên của áo choàng là hình ảnh long phụng bay lượn trên những tầng mây, phần dưới là con người sống sung túc, tượng trưng cho “con Rồng, cháu Tiên” và thể hiện sự hưng thịnh, đoàn kết các dân tộc anh em trong đời sống của Việt Nam thông qua bức tranh được vẽ sơn mài tinh tế.

Một số mẫu trang phục dự thi quốc tế được đánh giá cao trong hai năm nay còn có bộ áo dài với tên gọi “Ngũ Phụng Tề Phi” của Á hậu Phương Nga tham gia Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2018, với tông chủ đạo của bộ trang phục là màu vàng cung đình, được sử dụng với chất liệu gấm kết hợp với lụa truyền thống, mang ý tưởng về hình tượng Ngũ phụng và pháp lam Huế.

Hai bộ “Hồn Việt” và “Nàng Mây” từng lọt vào top 5 Thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2016… cũng từng gây ấn tượng mạnh với khán giả trong và ngoài nước.

Giờ đây, các NTK Việt đã biết cách đem nét đẹp của trang phục dân tộc, cách tân và sáng tạo thành những tác phẩm độc đáo, khác biệt mà vẫn giữ được cái hồn cốt truyền thống. Đó là những sáng tạo rất đáng quý, góp phần đem lại không chỉ trang phục mà cả nét đẹp văn hóa, con người Việt giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.