Bao giờ nghệ sĩ hết tổn thương vì… giải thưởng?

Hai cố nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn.
Hai cố nhà thơ Xuân Quỳnh và Thu Bồn.
(PLO) - “Cơ chế xin - cho” hay thủ tục rườm rà là những nguyên nhân khiến cho nhiều nghệ sĩ bị tổn thương. Lẽ đó, khán giả lẫn người trong giới đều mong muốn có một cơ chế xét tặng danh hiệu, giải thưởng "thông thoáng” hơn. Rằng hãy vinh danh nghệ sĩ thông qua những đóng góp xứng đáng với lao động nghệ thuật mà họ cả đời “sống vì nghề, tử vì nghề”.

“Mùa” xét duyệt giải thưởng - người mừng, người tủi!

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật  là giải thưởng được trao 5 năm/lần cho các tác giả, đồng tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm đặc biệt xuất sắc về văn học nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017 ấn định vào sáng 11/3, song đã được Bộ Văn hóa thông báo hoãn.

Theo ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, do Bộ mới đề nghị Thủ tướng trình Chủ tịch nước phê duyệt bổ sung một số cá nhân nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nên chờ sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách bổ sung, sẽ tổ chức trao tặng danh hiệu cùng với những cá nhân đã được phê duyệt trước đó. 

Theo quyết định được Chủ tịch nước ký vào đầu năm 2017, 10 tác giả và cố tác giả được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2017. Theo đó, 7 tác giả được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh bao gồm GS. TS. NSND Lê Ngọc Canh, NSND Chu Thúy Quỳnh, TS Trần Đình Ngôn, Nhà nghiên cứu sân khấu Mịch Quang, GS.NGND Trọng Bằng, TS Doãn Nho, PGS Chu Minh. Ngoài ra, 3 cố tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm có nhà văn Nguyễn Xuân Thiều, nhà văn Trần Hữu Mai, nhạc sĩ Hoàng Hà. 

Chủ tịch nước cũng ký quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả, đồng tác giả và 11 cố tác giả có đóng góp xuất sắc cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà như NSND, đạo diễn Nhuệ Giang, nhà thơ Trần Quang Quý, nhà viết kịch Chu Thơm, nhà văn Dương Hướng, đạo diễn NSND Đào Bá Sơn, Kiến trúc sư Nguyễn Thành Vinh.

Dư luận lại xôn xao khi biết có những nghệ sĩ tên tuổi, có nhiều đóng góp cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà nhưng lại chưa được xét tặng trong đợt này. Gia đình nhạc sĩ Thuận Yến và nhạc sĩ- NSND Đinh Ngọc Liên đã gửi tâm thư lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ VH-TT&DL. Trong thư, NSUT Hồ Thanh Hương, vợ nhạc sĩ Thuận Yến mong muốn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương gặp gỡ và giải thích cho gia đình lý do nhạc sĩ Thuận Yến không được xét thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này. 

Ngoài nhạc sĩ Thuận Yến, còn có 7 hồ sơ dù đã qua 3 vòng xét duyệt ở cơ sở với số phiếu từ 90% trở lên là: Nhạc sĩ- NSND Đinh Ngọc Liên; cố Nhà thơ Thu Bồn; cố Nhà thơ Xuân Quỳnh, Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo; GS. NSND Trần Bảng; Nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng và Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ninh Viết Giao. Tới ngày 24/2/2017, Bộ VH-TT&DL đã ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về bổ sung lại 2 trường hợp là cố Nhà thơ Xuân Quỳnh và cố Nhà thơ Thu Bồn.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những bất cập trong lần đầu tiên xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật theo Nghị định sô 90/2014/NĐ- CP được ban hành từ năm 2014. Theo đó, 7 hồ sơ chưa được xem xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này vì không có giải thưởng trong các cuộc thi hay liên hoan chuyên nghiệp theo khoản 3 Điều 9 của Nghị định này. 

Quy trình máy móc, cản trở sự cống hiến

Vấn đề khác là mỗi lần xét tặng giải thưởng, không ít nghệ sĩ cảm thấy tổn thương bởi quy định còn nặng cơ chế xin- cho. Nhiều văn nghệ sĩ đã nhất quyết không làm hồ sơ, không viết đơn “xin” danh hiệu, giải thưởng.  Còn nhớ, nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng từng từ chối khi viết đơn xin danh hiệu Giải thưởng Hồ Chí Minh. Tác giả của bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” từng thẳng thắn: “Cá nhân tôi sẽ không bao giờ làm đơn để xin giải thưởng. Những tác phẩm nghệ thuật đã có công chúng và thời gian làm công tác thẩm định”.

Rõ ràng việc yêu cầu nghệ sĩ phải viết đơn “xin” và kê khai thành tích là một quy định hết sức bất cập và vô lý; trong khi đó, tài năng và đạo đức của họ có thừa để được xét phong tặng những danh hiệu cao quý đó. Không thể để tồn tại cơ chế “xin - cho” kiểu ban ơn nghe đầy chua xót.  Nhiều nghệ sĩ đưa ra ý kiến, trên thế giới chẳng có ai phải làm đơn xin phong tặng danh hiệu bao giờ. Sự cống hiến và tài năng là thước đo cho danh vị được phong tặng.  

“Cơ chế xin- cho” hay thủ tục rườm rà là những nguyên nhân khiến cho nhiều nghệ sĩ bị tổn thương. Lẽ đó, khán giả lẫn người trong giới đều mong muốn có một cơ chế xét tặng danh hiệu "thông thoáng” hơn. Rằng hãy vinh danh nghệ sĩ thông qua những đóng góp xứng đáng với lao động nghệ thuật mà họ cả đời “sống vì nghề, tử vì nghề”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần xem xét lại quy trình trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh. Thủ tướng nêu rõ, những người đặc biệt có đóng góp xuất sắc được xã hội, dân tộc và cuộc kháng chiến của dân tộc ghi nhận thì cần có trách nhiệm phải làm rõ. "Không thể vì một quy trình máy móc nào mà cản trở những tài năng đã đóng góp cho đất nước. Có nhiều tác giả rất nổi tiếng, ai cũng biết và ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của họ.

Họ hoàn toàn xứng đáng nhưng bây giờ họ không đạt là do quy định của chúng ta", Thủ tướng khẳng định. Việc sửa đổi khoản 3 điều 9 Nghị định số 90/2014/NĐ-CP về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật cần thiết phải làm ngay để tránh thiệt thòi cho các văn nghệ sĩ bởi 5 năm mới có một đợt xét tặng.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.