Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14: Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14: Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
(PLO) - Thời gian qua, nhờ triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 mà các vướng mắc trong việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ đã và đang có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết này, các ngân hàng, tổ chức tín dụng vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Thực tế cho thấy, hầu hết TSBĐ cho các khoản vay là đất và nhà ở đang được khách hàng vay hoặc bên có TSBĐ quản lý, sử dụng. Khi khoản vay phát sinh nợ xấu, ngân hàng áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 để thu giữ TSBĐ thì khách hàng chống đối, cản trở việc thu giữ TSBĐ như không ký biên bản bàn giao, không rời khỏi TSBĐ thu giữ, do đó ngân hàng không thể thu được tài sản này.

Đối với TSBĐ là bất động sản, hầu hết là các dự án đã được triển  khai và đang là dự án dang dở cho đến thời điểm khoản vay phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư đã tiến hành bán cho các nhà đầu tư, người có nhu cầu mua nhà ở nên khi ngân hàng tiến hành thu giữ gặp phải sự chống đối, khiếu kiện của các nhà đầu tư, người mua nhà ở, do đó ngân hàng cũng không thể triển khai thu giữ được tài sản. Mặt khác, TSBĐ là dự án nên thường có giá trị lớn, do vậy việc tìm kiếm người mua có ngành nghề kinh doanh bất động sản, có tiềm lực tài chính để tiếp tục đầu tư là rất khó khăn. 

Đối với TSBĐ là phương tiện vận tải, do đặc thù của tài sản là động sản, thường di chuyển, không cố định một nơi, khi phát sinh nợ quá hạn, khách hàng, bên có TSBĐ thường không cung cấp địa chỉ bến, bãi và ngân hàng cũng khó xác định được địa điểm nên không thể tiến hành thu giữ được. Trường hợp xác định được địa điểm, khi triển khai thu giữ thì phương tiện đó đã di chuyển đến địa điểm khác. Còn TSBĐ là máy móc thiết bị thường có đặc tính kỹ thuật chuyên ngành cao, cần có quy trình bảo dưỡng nghiêm ngặt nên việc thu giữ những tài sản này cần có cơ quan hoặc người có chuyên môn để kiểm đếm, đánh giá chất lượng tài sản cũng như việc bảo quản, bảo dưỡng, trông coi tài sản.

Thậm chí, khi ngân hàng đã thu giữ được TSBĐ, tổ chức bán đấu giá để thu hồi nợ thì khách hàng hay bên có TSBĐ thường cố tình tạo ra các lý do để trì hoãn việc bán tài sản như tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở với một bên khác để kiện ra tòa, khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền, đề nghị tòa mở thủ tục phá sản… Các đối tượng này thường có tâm lý dễ kích động hoặc có những hành động liều lĩnh, đe dọa cán bộ tham gia thu giữ tài sản. Với những rủi ro tiềm ẩn đó, các ngân hàng thường chọn con đường xử lý tài sản an toàn hơn là tiến hành khởi kiện ra tòa, thi hành án để thu hồi nợ.

Một yếu tố khác cũng gây khó khăn trong quá trình xử lý TSBĐ là hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 42. Do đó, khi thu giữ, xử lý TSBĐ là nhà, đất ở của cá nhân vẫn bị vướng mắc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân bởi theo Nghị quyết số 42, khoản thuế này ngân hàng và người mua không phải chịu nhưng khi làm thủ tục sang tên, phòng đăng ký đất đai và nhà ở không thụ lý với lý do bên có tài sản chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính.

Để góp phần tháo gỡ những bất cập trên, cần rà soát kỹ nội dung của Nghị quyết số 42 để tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết theo thẩm quyền nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, vững chắc. Theo đó, Bộ Công an cần có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện quyền thu giữ tài sản. TANDTC có văn bản hướng dẫn chi tiết hơn thủ tục rút gọn trong khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến TSBĐ tại Tòa án. Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn về việc đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi khi mua bán khoản nợ có TSBĐ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách thuế, phí liên quan đến việc thực hiện theo Nghị quyết số 42…

Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố cần có văn bản chỉ đạo UBND cấp xã trong việc hỗ trợ ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ khi bên có tài sản vắng mặt, không hợp tác. Các bộ, ngành ở Trung ương xây dựng các chính sách kinh tế về thị trường mua bán nợ, thúc đẩy các giao dịch trên thị trường mua bán nợ được thực hiện an toàn, minh bạch, thu hút sự tham gia tích cực, hiệu quả của các chủ thể trong và ngoài nước./.

Đọc thêm

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.