Sẽ có giải pháp giúp cải thiện tình hình tổ chức thi hành pháp luật

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại Hội thảo.
(PLO) - Hôm qua (19/7), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL)”. Với tình trạng pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, triệt để như hiện nay thì nhiều ý kiến đồng tình với sự cần thiết ban hành Đề án này. 

Có tình trạng nhờn luật 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, xây dựng và tổ chức THPL là nhiệm vụ quan trọng trong tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền. Những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã có bước tiến đáng kể, thể hiện qua mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có quy định pháp luật điều chỉnh. Quy trình xây dựng pháp luật cũng có nhiều cải tiến nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu bức thiết đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và THPL chính là nhằm cụ thể hóa một bước quy định của Hiến pháp 2013 và các Luật về tổ chức khác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tổ chức THPL trong tình hình mới ở nước ta hiện nay.

“Việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án là thể hiện thay đổi nhận thức, chuyển hướng quan tâm hơn tới công tác THPL nhưng quan trọng hơn là các định hướng, giải pháp, đề xuất nội dung công việc của Đề án đưa ra có đúng, có trúng hay không để giúp cho đất nước ta cải thiện đáng kể tình hình tổ chức THPL hiện nay” – Thứ trưởng Ngọc hy vọng.

Bàn về sự cần thiết xây dựng dự thảo Đề án, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL Đặng Thanh Sơn dẫn chứng, tình trạng pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, triệt để, thậm chí nhờn luật đang diễn ra tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệp, nông thôn...) và ngay trong chính bộ máy nhà nước, thậm chí trong toàn xã hội.

Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tác động xấu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng, trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Kết quả đạt được của hoạt động xây dựng pháp luật trong những năm qua dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng đã không thể phát huy hết được giá trị như mong muốn do một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức THPL chưa đạt hiệu quả trong thực tiễn.

Phải đồng bộ cả 3 khâu

Để khắc phục bất cập trên, dự thảo Đề án đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong các giai đoạn 2018 - 2020 và 2021 - 2026. Trong giai đoạn đầu sẽ tập trung nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo, người soạn thảo cần phải nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, gắn xây dựng chính sách với tổng kết, đánh giá thực tiễn; nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, thông qua việc tập trung triển khai các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế của hệ thống pháp luật; đảm bảo công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin của các đối tượng chịu tác động của các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình ban hành và tổ chức THPL...

Ở giai đoạn tiếp theo 2021 - 2026, sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác tổ chức THPL nói riêng. Cùng với đó là những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực, đảm bảo hoạt động của các thiết chế THPL…

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ngọc Đường quan niệm, tổ chức THPL là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thuộc nhánh quyền lực nhà nước từ lập pháp, hành pháp, tư pháp đến các thiết chế hiến định khác. Với số lượng các văn bản quy  phạm pháp luật thông qua hoạt động lập pháp ngày càng nhiều. Trong khi đó, nhu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật ngày càng cấp thiết, pháp luật ban hành chậm đi vào cuộc sống, vẫn còn nằm trong các trang Công báo, chưa trở thành hiện thực.

Theo ông Đường, để tổ chức THPL theo Hiến pháp 2013, trong các cơ quan có thẩm quyền tổ chức THPL cần tổ chức bộ máy chuyên trách chăm lo công tác này. Trước mắt, đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định hay Chỉ thị về công tác này làm cơ sở pháp lý bước đầu cụ thể hóa Hiến pháp về tổ chức THPL. Đồng thời có thể giao Bộ Tư pháp, cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ và Thủ tướng lãnh đạo và quản lý công tác tổ chức THPL trong cả nước.

Qua quan sát thực tiễn, TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, một điều rất quan trọng trong việc bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh vào thống nhất chính là việc tạo động lực cho cán bộ làm công tác tổ chức THPL. “Phải làm sao để cán bộ được giao chức trách tổ chức các công việc về THPL luôn có động lực (tích cực hoặc chịu áp lực cần thiết) tổ chức thi hành công việc một cách tốt nhất… Có như thế, kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức THPL mới bảo đảm. Pháp luật mới thực sự được thượng tôn” – ông Cương chia sẻ.

Đọc thêm

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).