Lời giải nào cho bài toán “100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế”?

Tham gia BHYT, HSSV được hưởng nhiều quyền lợi về chăm sóc sức khỏe
Tham gia BHYT, HSSV được hưởng nhiều quyền lợi về chăm sóc sức khỏe
(PLO) - Học sinh, sinh viên (HSSV) là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), với  ý nghĩa là nhóm đi trước trên lộ trình BHYT toàn dân, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 6,5% HSSV chưa tham gia, cho thấy còn không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách này. 

“Phao cứu sinh” cho học sinh, sinh viên

BHYT thực sự đã là “phao cứu sinh” cho gia đình chị Trần Thu Hằng (Ba Đình, Hà Nội). Con chị khi học lớp 3 đang chạy nhảy ở sân trường bỗng dưng ngất xỉu, đưa đi cấp cứu thì hóa ra cháu bị bệnh tim, phải mổ gấp, viện phí lên tới hàng trăm triệu đồng. Nhưng rất may là cháu có thẻ BHYT nên đã được chi trả 80%, gia đình chỉ lo thêm hơn 20 triệu đồng. “Hai vợ chồng đều là viên chức, nhà còn đi thuê, nếu lại vay mượn thêm cả trăm triệu đồng chắc còng lưng trả nợ” - chị Hằng cho biết. Sau sự việc trên, chị Hằng lập tức tham gia BHYT cho tất cả thành viên trong gia đình, đồng thời vận động anh em bạn bè người thân tham gia BHYT để được nhận những ích lợi của chính sách này.

Còn em Phan Bùi Hữu Ân (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) bị bỏng, loét được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực An Khê, thời gian nằm viện lên đến 134 ngày. Nhờ tham gia BHYT nên chi phí phẫu thuật, điều trị được bảo hiểm chi trả hơn 840 triệu đồng. Số tiền trên đã hỗ trợ rất nhiều cho gia đình em trong giai đoạn khó khăn.

Trong năm học 2017-2018 vừa qua, Quỹ BHYT cũng đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho 237 trường hợp HSSV với số tiền từ 200 triệu trở lên. Đáng chú ý, một học sinh trú tại quận Lê Chân, TP Hải Phòng cũng được Quỹ BHYT chi trả lên đến 1,8 tỷ đồng. Được biết, học sinh này bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, phải dùng thuốc chuyên khoa, đặc trị, trong đó có thuốc Kedrigamma. Nhờ tham gia BHYT, nên qua quá trình điều trị 6 đợt tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, học sinh này đã được chi trả với số tiền như trên, trong đó riêng tiền thuốc Kedrigamma được BHYT thanh toán khoảng 720 triệu. 

HSSV luôn là một trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu trong xây dựng chính sách và phát triển BHYT. Khi tham gia chính sách này, HSSV không chỉ được Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ, mà còn được hưởng rất nhiều quyền lợi khác. Đáng chú ý, có nhiều HSSV không may mắn mắc trọng bệnh, chi phí điều trị lớn vượt quá khả năng chi trả của gia đình, tuy nhiên nhờ tham gia BHYT nên phần lớn chi phí điều trị đã được quỹ BHYT chi trả, giảm bớt gánh nặng và các em được cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh việc được chi trả khi đi KCB tại các cơ sở y tế, khi tham gia BHYT, HSSV còn được hưởng các quyền lợi thông qua công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường như sơ cấp cứu, xử lý ban đầu khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập… 

HSSV có thể bị thiệt thòi do sự thiếu quyết liệt của các cơ quan hữu trách

Chính những ưu việt và sự thiết thực đó mà thời gian qua, BHYT HSSV đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ. Từ đó, công tác BHYT HSSV luôn được tổ chức thực hiện hiệu quả với sự phối hợp giữa các ngành BHXH, Giáo dục và Đào tạo, Y tế. 

Tuy nhiên, tính đến hết năm học 2017-2018, tỉ lệ HSSV tham gia BHYT đạt khoảng 93,5%, tương ứng khoảng 16,5 triệu em. Như vậy, với ý nghĩa là nhóm đối tượng đi trước trên lộ trình BHYT toàn dân, đến nay vẫn còn khoảng 6,5% HSSV chưa tham gia cho thấy, vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách này. 

Nói về những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - cho biết: Mặc dù Luật BHYT quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc toàn dân, nhưng lại chưa có chế tài bắt buộc tham gia nên quá trình tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn. Tại một số tỉnh, thành phố tỷ lệ tham gia của nhóm này vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. 

Theo ông Liệu, bên cạnh nguyên nhân do một bộ phận HSSV và phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính ưu việt, nhân văn, sự cần thiết của BHYT thì cũng có nguyên nhân do tổ chức thực hiện của các cơ quan liên quan chưa thật tốt. Một số cơ quan BHXH chưa thật sự sâu sát trong quá trình triển khai, do vậy chưa tham mưu kịp thời và hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo thực hiện công tác này. Một số Sở GD&ĐT các tỉnh, Phòng GD&ĐT các huyện, quận chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm chỉ đạo triển khai BHYT học sinh tại các nhà trường, chưa quan tâm thích đáng đến công tác y tế trường học. Tại một số cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng, chỉ liệt kê số tiền đóng BHYT HSSV vào các khoản thu đầu năm học mà thiếu đi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật BHYT cho HSSV…

Còn bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - cho rằng: Hệ thống y tế trường học (YTTH) vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu cán bộ y tế chuyên trách tại các cơ sở giáo dục. Việc tuyển dụng nhân viên y tế trong nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn, một số địa phương bố trí nhân viên y tế không đúng quy định về trình độ chuyên môn, thậm chí có nơi không bố trí nhân viên y tế, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe HSSV, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống dịch bệnh trong nhà trường…

Tìm giải pháp tiến tới bao phủ 100% BHYT HSSV trong năm học 2018-2019

Ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam – cho biết, để thực hiện mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, ngoài nỗ lực của ngành BHXH, cần sự vào cuộc mạnh mẽ và trách nhiệm hơn nữa của các cơ quan liên quan. Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT từ Trung ương đến địa phương thực hiện một số nội dung: Giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của HS đối với từng cơ sở giáo dục, đưa tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của HSSV đảm bảo năm 2018 đạt 100% HSSV tham gia BHYT. Thực hiện thu BHYT HSSV theo đúng quy định, cơ sở giáo dục thu tiền đóng của HSSV theo phương thức linh hoạt 3 tháng, hoặc 6 tháng, hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT đến HSSV và các bậc phụ huynh thông qua Đoàn Thanh niên, Hội SV, Đội Thiếu niên tiền phong… 

Theo ông Nguyễn Minh Triết - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, ngành BHXH cần có nhiều giải pháp hơn nữa trong công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và ngành GD&ĐT trong việc tuyên truyền tới HSSV về lợi ích thiết thực của việc tham gia BHYT tại các địa điểm thường xuyên tổ chức hoạt động cho HSSV. Đồng thời, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh, các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử của tỉnh/thành đoàn, đoàn các trường trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành giữa ngành giáo dục và đào tạo, BHXH và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động HSSV tham gia BHYT toàn dân.

* Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 

Xử lý nghiêm các đơn vị thiếu trách nhiệm 

Phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các sở GD&ĐT, các trường đại học, học viện, cao đẳng và trung cấp sư phạm thực hiện các giải pháp: Một là, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho HSSV và cha mẹ HSSV về chính sách, pháp luật BHYT, về lợi ích và trách nhiệm khi tham gia BHYT… Hai là, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, sử dụng nguồn kinh phí trích lại từ quỹ BHYT dành cho công tác y tế trường học… Ba là, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nâng mức cho vay đối với SV, đặc biệt là đối tượng SV có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện để các em có nguồn kinh phí trang trải học tập cũng như được chăm lo sức khỏe thông qua việc tham gia BHYT… Bốn là, xử lý nghiêm các đơn vị thuộc quyền quản lý, nhất là người đứng đầu thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức, thực hiện Luật BHYT, cũng như công tác y tế trường học. Khen thưởng, biểu dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác BHYT HSSV.

* Ông Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế: 

Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống y tế trường học

Sức khỏe của HSSV là yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước nên việc đầu tư hợp lý cho công tác YTTH là yêu cầu cấp thiết. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV tại trường học phải đảm bảo tiếp cận toàn diện, có đủ cơ sở vật chất, môi trường xã hội lành mạnh, đủ điều kiện về nhân lực và vật lực, truyền thông giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống YTTH và chất lượng hoạt động YTTH cần được quan tâm và đầu tư đúng mức từ kinh phí nhà nước, từ Quỹ BHYT và từ sự tham gia của cộng đồng xã hội.

Đọc thêm

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.