Hệ sinh thái Khởi nghiệp: Cần có sự liên kết

(PLO) - Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) của Việt Nam đã có đầy đủ các thành phần cho sự phát triển, tuy nhiên, trên thực tế HSTKN còn chưa thực sự phát huy được tiềm năng vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu do các chủ thể hỗ trợ khởi nghiệp vẫn đang hoạt động rời rạc mà chưa có sự gắn kết, thiếu các cơ chế để huy động và phát triển các tiềm năng của HSTKN…

Vấn đề được đề cập tại Diễn đàn Khởi nghiệp lần thứ III do Báo Diễn đàn DN tổ chức hôm 9/11.

Khởi nghiệp phải gắn với đổi mới sáng tạo

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, với cuộc cách mạng 3.0, chúng ta chưa hề có sự chuẩn bị nào, chính vì thế nền kinh tế Việt Nam hay các DN Việt Nam bị tụt hậu xa và mất một thời gian dài nữa mới có thể hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp 3.0…

“Do vậy, nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là phải tối giảm khoảng cách với nền kinh tế và công nghệ thế giới bằng việc xây dựng, phát triển mạnh đội ngũ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) biết vận dụng, áp dụng các công nghệ mới, mô hình mới, ý tưởng mới vào trong phát triển sản phẩm, sản xuất kinh doanh của mình” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông nhớ lại, năm 2013, bà Thạch Lê Anh, Chủ nhiệm Đề án Thung lũng Silicon Việt Nam có đến gặp Bộ KH&CN bày tỏ quan điểm Việt Nam nhất định phải phát triển khởi nghiệp theo hướng ĐMST chứ không phải khởi nghiệp để mưu sinh một cách đơn thuần. Đất nước phải hướng tới 1 triệu DN là các DN khởi nghiệp nói chung, trong đó có một phần nhỏ là các DN ĐMST. Sau đó Bộ KH&CN đã xây dựng Đề án 844 phát triển khởi nghiệp sáng tạo, có yếu tố sáng tạo để gây khác biệt, nó mau chóng phát triển mở rộng và được sự hỗ trợ của các nhà đầu tư.

Thực tiễn cho thấy, về hoạt động hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp ĐMST có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, khoảng 20 cơ sở ươm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh được thành lập. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã hình thành được một số mạng lưới cố vấn hỗ trợ DN khởi nghiệp như: Mạng lưới hỗ trợ DN nhỏ và vừa (SMEs Mentoring Network), Tổ chức SECO (Thụy Sĩ), Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam - Phần Lan (IPP)…

Từ chính sách đến thực thi

Bà Đỗ Thị Tú Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (sYs) chia sẻ: “Các bạn khởi nghiệp rất cô đơn, không biết đi hướng nào, gặp hai anh “cá mập” thì mỗi người một ý không biết tin ai. Cùng với đó, ở Việt Nam các bạn khởi nghiệp không được đào tạo bài bản, những doanh nhân thành công đã phải tự làm, tự ngã và tự đứng dậy…”.

TS. Nguyễn Trung Dũng – TGĐ Cty BK Holdings cũng cho  rằng các starup của chúng ta đang trong giai đoạn “bơi lội hố tử thần” – giai đoạn rất khó khăn nên cần có tính liên kết trong chu trình từ ươm tạo tới khi khởi nghiệp và Đề án 844 đã đi trúng đích. “Việc giáo dục từ cấp lãnh đạo về ĐMST, tới starup và kể cả các nhà đầu tư thiên thần là điều cần thiết” – ông nhấn mạnh – “Khi có đầy đủ hạt giống tốt và những nhà lãnh đạo tốt thì việc gọi vốn kể cả trong nước và ngoài nước sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Chia sẻ về kinh nghiệm từ các nước, Chủ nhiệm Đề án Thung lũng Silicon Việt Nam, bà Lê Anh cho biết, trong tất cả các quốc gia có HSTKN đặc biệt phát triển như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ... đều có sự tham gia của Chính phủ và không chỉ với vai trò chính sách mà dưới vai trò nhà đầu tư cho Quỹ.

“Nếu Việt Nam muốn tập trung phát triển Startup để làm đòn bẩy kinh tế, Chính phủ cần tham gia đầu tư trực tiếp để kích thích tăng trưởng về số lượng và chất lượng Startup, đặc biệt là giai đoạn đầu. Đồng thời qua đó thu hút khối tư nhân cùng đầu tư Startup!”- bà Lê Anh đề nghị.

Bà Lê Anh cũng đề xuất giảm 30%- 50% thuế nếu đầu tư vào giai đoạn gieo mầm cho Statup; Không tính thuế trên lãi thu được của những khoản đầu tư Thiên thần kéo dài trên 3 năm; Khoản lỗ từ đầu tư Thiên thần có thể được bù đắp từ các khoản thuế; Đồng thời, thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm bởi hiệp hội còn là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn xác hơn.

Chuyên gia tư vấn khởi nghiệp –Chủ tịch LP Group, Luật sư Nguyễn Văn Lộc cho rằng, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa có đối tượng hỗ trợ thứ hai là startup, nhưng vướng là khi đã có mô hình, đã khởi động các mô hình, nhưng hiệu quả ra sao vẫn là câu chuyện cần bàn. Ông dẫn chứng: Nếu trong trường hợp Bộ KH&CN  ủng hộ cho Fintech,  các ngân hàng không đồng lòng thì sẽ tạo “nút thắt”.

“Như vậy, khi đã có chính sách rồi thì câu chuyện thực thi phải cao lên. Giả sử Bộ KH&ĐT trải thảm cho DN, nhưng tồn tại rào cản về thuế thì con đường đó cũng không thông suốt và hiệu quả không tức thì…”- Luật sư Lộc lo ngại.

Đọc thêm

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.