Giải quyết vấn nạn ma túy, mại dâm: Cần có cơ chế đặc thù cho Thủ đô

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc
(PLO) - Đó là đề xuất của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn với Đoàn giám sát của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại buổi làm việc về “Việc thực hiện Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Phòng chống ma túy và Pháp lệnh Phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2016” diễn ra hôm qua (8/8).

Mại dâm nam có dấu hiệu phát triển 

Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, tệ nạn mại dâm ở Hà Nội chủ yếu tồn tại ở 2 hình thức: trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và mại dâm tại địa bàn công cộng. Tại các địa bàn công cộng, người bán dâm thường xuyên thay đổi hình thức hoạt động, dùng xe máy đi lại trên phố để chào mời khách, họ thường xuyên mang theo giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh bệnh hiểm nghèo, nuôi con nhỏ… nên các cơ quan rất khó xử lý. Đặc biệt hoạt động mại dâm nam (chủ yếu là đồng tính nam) đã có dấu hiệu phát triển ở Hà Nội. Mại dâm theo hình thức “gái gọi”, mại dâm sử dụng internet, thông qua facebook, zalo... diễn biến phức tạp.

Thời gian qua, công tác đấu tranh, triệt xóa vụ án liên quan đến mại dâm được các cơ chức năng thực hiện thường xuyên với 1.402 vụ và 6.373 đối tượng, trong đó, xử lý hình sự 1.162 vụ với 1.317 bị can. Năm 2011, trên địa bàn thành phố có 33 tụ điểm hoạt động mại dâm, qua các năm đã triệt phá được 27 tụ điểm.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng, trên thực tế, việc phòng chống tội phạm ma túy và mại dâm vẫn chưa thực sự bền vững. “Ta còn đang  vướng mắc chuyện thành tích về những con số báo cáo đẹp và kết quả thực chất là kết quả bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ an ninh trật tự phục vụ phát triển. Nếu ta cứ quan tâm đến thành tích, sợ cấp trên phê bình thì không thể đảm bảo được những mục tiêu thực chất đề ra. Vì vậy, Trung ương cần phải mạnh dạn có những chủ trương để làm sao cơ sở nói thẳng, nói đúng, bỏ qua tất cả các báo cáo thành tích vì đây là vấn đề xã hội không thể né tránh được, không ai nói giỏi, nói hay ở vấn đề này thì mới có kết quả tốt được”, ông Sơn thẳng thắn nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch Sơn, tại địa bàn thành phố đối với vấn đề về ma túy, thống kê từ trước đến nay đã có mấy trăm trường hợp “ngáo đá”. “Báo chí nói nhiều, đây là nỗi kinh hoàng của người dân và Thủ đô không thể chấp nhận được điều này”- ông Sơn nhấn mạnh và cho rằng: “Chúng ta phải linh hoạt, phải phản ứng nhanh trong triển khai thực hiện vì trên thực tế có rất nhiều loại ma túy mới, trong khi lực lượng chức năng cứ phải đợi xem có đúng là đối tượng sử dụng ma túy thì mới bắt và xử lý thì không được”.

Thừa nhận thực tế rất khó quản lý những đối tượng “ngáo đá”, bởi vậy ông Sơn đề nghị cần quản lý đặc biệt những đối tượng này. “Gia đình thì không quản lý được, xã hội, cộng đồng thì thường né tránh, vậy nên cần quản lý đặc biệt”- ông Lê Hồng Sơn nêu thực tế và kiến nghị Thủ đô cần có cơ chế đặc thù để đưa những đối tượng này vào trại cai nghiện.

7 hộ dân trồng cây có chứa chất ma túy tại vườn

Cũng theo Báo cáo của UBND TP Hà Nội, thời gian vừa qua, tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng chất ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2011 đến năm 2016, lực lượng chức năng của thành phố đã phát hiện bắt giữ 7.308 vụ với 9.151 đối tượng, thu giữ gần 300kg ma túy tổng hợp. Nguồn ma túy tổng hợp ngoài việc thẩm lậu từ nước ngoài về thì hoạt động sản xuất, điều chế ma túy tổng hợp tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Từ năm 2011 đến nay, Hà Nội không phát sinh tụ điểm ma túy mới. Cơ quan chức năng đã đấu tranh triệt xóa, loại được 2 tụ điểm, 37 điểm phức tạp về ma túy, đến năm 2016, toàn thành phố còn 6 điểm phức tạp.

Trong 5 năm qua, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Hà Nội đã phát hiện điều tra khám phá 20.205 vụ, 25.582 đối tượng. Trong đó, xử lý hình sự 16.763 vụ, 6.016 đối tượng; phát hiện, xử lý 7 hộ dân trồng cây có chứa chất ma túy tại vườn, thu nhổ 44kg cây cần sa tươi và 55,1 kg cây, quả thuốc phiện tươi. Tại thời điểm 15/11/2016, thành phố có 12.803 người nghiện và sử dụng ma túy dòng Opiat (giảm 8.049 người nghiện).

Hà Nội cũng đã tổ chức cho 315 người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Tính đến hết ngày 30/6/2017, thành phố có 18 cơ sở điều trị Methadone, với 4,667 bệnh nhân đang điều trị. Các cơ sở bắt buộc của thành cũng đã tiếp nhận 9.395 lượt người vào cai nghiện ma túy. 

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.