Dự kiến thời gian đào tạo Thừa phát lại là 6 tháng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) -  Đây là một điểm mới so với quy định hiện hành được nêu tại cuộc họp nghe báo cáo Dự thảo về tổ chức và hoạt động thừa phát lại (TPL) diễn ra chiều 7/2 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Thành Long. Cùng dự, còn có Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và đại diện lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc Bộ.

Nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm

Chế định TPL được thực hiện thí điểm bắt đầu từ năm 2010 tại TPHCM, sau đó mở rộng tới 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả tổng kết thí điểm cho thấy, chế định TPL có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, tạo tiền đề giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự (THADS), góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về việc thực hiện chế định TPL. Triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 101/QĐ-TTg, trong đó xác định nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của TPL là rất quan trọng. 

Một trong những nội dung của Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động TPL được đại diện Tổ biên tập – Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến báo cáo tại cuộc họp liên quan đến tiêu chuẩn bổ nhiệm TPL. Trên cơ sở rà soát tiêu chuẩn bổ nhiệm TPL theo quy định hiện hành, bà Yến cho biết, Dự thảo Nghị định quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn của TPL nhằm tăng cường chất lượng, xây dựng đội ngũ TPL có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật; có đạo đức và kỹ năng hành nghề tương đồng với các nghề bổ trợ tư pháp khác. 

Theo đó, người mong muốn được bổ nhiệm TPL, ngoài các tiêu chuẩn có bằng cử nhân luật; đã công tác thực tế trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên như quy định hiện hành thì “phải có chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề; có thời gian tập sự hành nghề tại Văn phòng TPL”. Thay vì chỉ bồi dưỡng trong 2 tuần như trước đây, thời gian đào tạo nghề TPL dự kiến là 6 tháng và thời gian tập sự hành nghề là 6 tháng tại văn phòng TPL. Bên cạnh đó, TPL không được kiêm nhiệm luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác.

Đồng tình vẫn phải giữ điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm TPL nhưng Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú quan niệm, quy định tiêu chuẩn như Dự thảo là cao. Theo ông Tú, về mặt quản lý nhà nước, nên có cơ chế miễn, giảm cho người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn như đang vận dụng cho luật sư.

Tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh

Cũng theo bà Yến, hiện có 2 loại ý kiến khác nhau về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của văn phòng TPL. Cụ thể, quan điểm thứ nhất đề nghị quy định cho phép văn phòng TPL được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những tỉnh chưa thực hiện chế định TPL nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và tạo điều kiện mở rộng hoạt cho các văn phòng TPL. Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng không nên quy định văn phòng TPL được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, nhất là trong bối cảnh chế định TPL vừa chấm dứt thời gian thí điểm. Loại quan điểm này lý giải, Dự thảo quy định các văn phòng TPL được thành lập theo đề án đã được phê duyệt nhằm hướng tới phát triển bền vững và ổn định. Do vậy, việc cho phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ không phù hợp với định hướng phát triển nêu trên cũng như gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện.

Theo Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, việc cho phép văn phòng TPL mở chi nhánh là cách thức để “nuôi dưỡng” văn phòng TPL, tạo sự lan tỏa của chế định này. Tuy nhiên, Thứ trưởng Dũng cho rằng phải có sự tuyên truyền phù hợp tới người dân và xã hội, đồng thời phải quản lý có quy hoạch, “chứ văn phòng TPL nào cũng vươn ra 63 tỉnh, thành thì không được”. 

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba chỉ rõ, hiện chưa có bất kỳ quy hoạch, mạng lưới văn phòng TPL nào cả thì trong Dự thảo phải giao trách nhiệm cụ thể. “Nên chăng quy định điều kiện, tiêu chí hoặc là để Bộ Tư pháp phê duyệt mang tính hành chính” – ông Ba gợi ý. 

Nguyên Thứ trưởng – chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng thì đề nghị hết sức cân nhắc việc cho phép lập chi nhánh, văn phòng đại diện vì theo quy định, các tỉnh, thành đều được thành lập văn phòng TPL. “Muốn lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải qua thời gian kiểm nghiệm, không nên vội vã” là ý kiến của vị chuyên gia cao cấp.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc lại cơ bản đồng tình quy định về lập chi nhánh, văn phòng đại diện nhưng lưu ý phải tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, Thứ trưởng Ngọc băn khoăn ở điểm tại sao chỉ cho lập ở địa bàn chưa thực hiện chế định TPL trong khi đề ra mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các văn phòng TPL. 

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.