Cần sớm tổ chức đơn vị chống tham nhũng chuyên trách

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - “Chính phủ nhận định tình hình tham nhũng giảm nhưng số liệu các vụ án tham nhũng lại tăng so với năm 2016. Ngay trong số liệu, các báo cáo khác nhau lại có số liệu khác nhau. Như vậy là tình hình tham nhũng tăng hay giảm?”.

Đó là băn khoăn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Tư pháp khi tiếp tục cho ý kiến về Báo cáo phòng chống tham nhũng (PCTN) của Chính phủ diễn ra hôm qua (6/9).

Báo cáo “né” thực tế!

Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim (Hải Dương), tình trạng tham nhũng vẫn tràn lan, đến nỗi người dân đếm được cán bộ huyện, cán bộ tỉnh ông nào tham nhũng, kể cả cán bộ, công chức. Nhưng báo cáo của Chính phủ cho thấy số lượng bị xử lý quá ít, chỉ 25 người đứng đầu bị kiểm điểm phê bình vì để cho tình trạng tham nhũng xảy ra. Trong mấy triệu đảng viên cũng chỉ có 3 người bị xử lý vì vi phạm trong kê khai tài sản. 

“Đây là con số không thể nào tin được... Né tránh quá nhiều!”- ông Kim nhận định và cho rằng, hiện nay có nhiều cơ quan làm nhiệm vụ PCTN nhưng hiệu quả chưa rõ ràng, nhiều vụ giải quyết nhiều năm trời không xong, chưa thiết lập được mô hình cơ quan chống tham nhũng độc lập. “Cơ quan nào cũng nói PCTN, nhưng anh này chống tham nhũng, anh kia “chống lưng”, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Vì vậy, phải sớm tổ chức ra đơn vị chống tham nhũng chuyên trách, làm việc có hiệu quả, không để bị níu kéo, trì trệ…”- ông Kim đề nghị.

Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng Báo cáo của Chính phủ chưa bắt nhịp được quyết tâm của Trung ương (T.Ư) và yêu cầu của người dân. Công tác phát hiện PCTN ở địa phương chưa mạnh mẽ quyết liệt, sự đồng bộ trong các cơ quan và giữa T.Ư và địa phương chưa tốt. “Nói là phức tạp nhưng cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ lại tăng. Như vậy có phù hợp hay không? Hay cả năm 2017 chỉ có 25 người bị xử lý. Khi không xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu thì công tác PCTN không thể tiến lên được”- ông Học nhận định.

Đánh giá chưa kỹ

Làm rõ một số vấn đề các ĐB thắc mắc, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, các vụ án về tham nhũng lớn đang điều tra, xét xử thì đa phần đã xảy ra từ giai đoạn trước, cách đây 6 đến 7 năm, như vụ Hà Văn Thắm, Trịnh Xuân Thanh từ năm 2009, Phạm Thanh Bình ở Vinashin, Vinalines hay Phạm Công Danh cũng ở giai đoạn đó. “Thực tế cho thấy các vụ án lớn hiện nay đang giải quyết hậu quả của giai đoạn trước, do quản lý hạn chế, nhất là các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề. Ở các vụ này đều có hai vấn đề cần phải tập trung giải quyết là lợi ích nhóm, thành lập “sân sau”- Thượng tướng Vương cho biết.

Theo Thượng tướng Vương, qua các vụ án tham nhũng nổi lên 3 vấn đề. Đó là, thực hiện Luật PCTN chưa hiệu quả; tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan chưa cao. Đạo đức công vụ của cán bộ, vấn đề lợi ích nhóm, “cầm tiền chia chỗ này, chạy chỗ kia”; kiểm toán nội bộ và thanh tra chuyên ngành chưa đạt hiệu quả; thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan...

“Đơn cử như sai phạm PVC, vụ án đang điều tra thì việc thành lập doanh nghiệp, chỉ định thầu không đúng quy định, nhất là sai phạm trong tổng thầu EPC. Hay lĩnh vực ngân hàng cũng cho vay rất dễ dàng. Hiện đang xử OceanBank, cho thấy sơ hở rất lớn trong quản lý”, Thượng tướng Vương nói và cho biết, hiện tại lo ngại nhất là tình trạng lãng phí đất đai hay các dự án BOT, BT... là nơi tiềm ẩn tham nhũng. Theo Thứ trưởng Lê Quý Vương, để ngăn chặn tham nhũng thì trước hết cần quản lý tài chính tốt, xem xét lại vấn đề đất đai; công khai, minh bạch, để dân được giám sát; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đề cao vai trò của các cơ quan báo chí...

Do vậy, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, báo cáo về PCTN của Chính phủ chưa kỹ, chưa bám sát tình hình PCTN năm nay, kể cả những kết quả từ T.Ư lan toả ra các địa phương. 

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.