Cần có cơ chế thu hồi tài sản không qua kết án

 Tại Hội thảo, nhiều giải pháp được thảo luận để tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản do phạm tội.
Tại Hội thảo, nhiều giải pháp được thảo luận để tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản do phạm tội.
(PLO) - Cho ý kiến tại Hội thảo “Những vấn đề cơ bản về hợp tác tư pháp quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có – kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức sáng 13/12, nhiều đại biểu khuyến nghị cần có cơ chế thu hồi tài sản không qua kết án để tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản do phạm tội.

Thu hồi tài sản với án tham nhũng, kinh tế chỉ đạt 6,57%

Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết, việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong nước đã khó, việc hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản phạm tội mà có liên quan đến yếu tố nước ngoài càng khó hơn nhiều.

Việc thu hồi tài sản qua công tác thi hành án năm 2018 chỉ đạt 17,61% về tiền, đối với án tham nhũng kinh tế chỉ đạt 6,57%. Còn đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) theo dõi, chỉ đạo thì tỉ lệ này là trên 31%.

Bà Akiko Fujii - Phó Giám đốc Quốc gia UNDP – đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật PCTN, trong đó đã lồng ghép nhiều vấn đề mới xuất hiện và có những biện pháp mạnh mẽ hơn để kiểm soát tham nhũng trong cả khu vực công và tư, thu hẹp phạm vi kê khai tài sản, tăng cường chế tài đối với những hành vi vi phạm luật pháp trong PCTN.

Tuy nhiên, bà Akiko Fujii cho rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn hạn chế, bất cập trong theo dõi dấu vết tài sản và cơ chế để thu hồi các tài sản này. Việt Nam cũng còn dè dặt trong các quy định về làm giàu bất hợp pháp.

Theo ông Đinh Văn Minh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ, pháp luật quy định tài sản bị tịch thu gồm tài sản tham nhũng và tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng nhưng Bộ luật Hình sự lại còn thiếu những tội phạm mà trong đó tham nhũng “ẩn nấp” như tội làm giàu bất chính, tội nhận quà biếu có giá trị lớn.

Hạn chế này của pháp luật cùng với thực tế việc Việt Nam chưa kiểm soát được việc tiêu dùng bằng tiền mặt đã gây ra một số khó khăn trong thực tiễn khi phải chứng minh nguồn gốc của tài sản tham nhũng, đặc biệt, trong bối cảnh tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, tài sản tham nhũng thường được đối tượng phạm tội tẩu tán ra nước ngoài, chuyển đổi hình thức sở hữu để “tẩy rửa” nguồn gốc hợp pháp. 

Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng Hình sự còn thiếu những giải pháp cho phép truy tìm tài sản tham nhũng, nhất là tài sản ở người thứ 3; không coi tài sản do phạm tội mà có, thiệt hại (trực tiếp và gián tiếp) là đối tượng bắt buộc chứng minh để làm căn cứ cho việc thu hồi tài sản, áp dụng các biện pháp tư pháp hiệu quả…

Chưa kể, tuy Bộ luật Dân sự đã quy định việc kiện dân sự để đòi lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do tham nhũng… nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ quy định cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu hoặc quản lý hợp pháp tài sản mới có thẩm quyền khiếu kiện là thiếu khả thi. 

Cân nhắc coi hành vi làm giàu bất chính là tội phạm

Theo ông Minh, một số quy định về thu hồi tài sản trong Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng và theo các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền vẫn chưa được nội luật hóa hoặc chưa áp dụng như chưa có quy định về thu hồi sản tham nhũng không qua kết án, Luật Tương trợ tư pháp chưa có các quy định cụ thể về phát hiện, thu hồi, chuyển giao tài sản tham nhũng hay chia sẻ thông tin với cơ quan nước ngoài liên quan đến tài sản tham nhũng...

Từ thực tế này, cần nghiên cứu việc hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp để tăng hiệu quả chế tài xử lý tham nhũng, qua đó buộc tội người có hành vi tham nhũng và để thu hồi tài sản tham nhũng.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để có quy định rõ các biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong và tạm giữ tài sản nhằm ngăn chặn việc mua bán, chuyển nhượng, đổi chác, tiêu hủy tài sản thuộc diện bị tịch thu… 

PGS.TS Vũ Công Giao - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội – cũng cho rằng, để thu hồi tài sản tham nhũng thì cần có cơ chế để kiểm soát tài sản, cần cân nhắc hình sự hóa tội làm giàu bất chính làm cơ sở để có thể phát hiện tài sản tham nhũng.

Nếu không hình sự hóa thì không có cơ sở để buộc những người có tài sản bất minh có trách nhiệm giải trình đối với tài sản, thu nhập của mình, từ đó khó có thể thu hồi tài sản. Bên cạnh đó cũng nên xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tạo thuận lợi cho việc trao đổi, cung cấp thông tin so sánh, xác minh tài sản, thu nhập.

Bình luận tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự – Hành chính Bộ Tư pháp Lê Thị Vân Anh chỉ ra rằng: Việt Nam đang sử dụng tiền mặt nhiều nên khó có thể thống kê được thu nhập hợp pháp của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.

Vì vậy, cần có những bước đột phá trong thu hồi tài sản, mà một trong những bước đột phá đầu tiên là thu hồi tài sản không phụ thuộc vào kết án. Đây là điều rất quan trọng, là bước tiến lớn, giải pháp mạnh mẽ trong công cuộc thu hồi tài sản, đặc biệt là thu hồi tài sản tham nhũng.

Theo quy định hiện nay, khi có nghi ngờ tài sản bất minh thì việc chứng minh phụ thuộc vào cơ quan tố tụng, người bị nghi ngờ không chứng minh được cũng không sao. Do đó, cần có những cơ chế thu hồi tài sản không phụ thuộc vào bị kết án. 

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.