Phạt bao nhiêu tiền hành vi sử dụng trái phép logo, thương hiệu?

Xin hỏi mức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép logo, thương hiệu thương mại có bản quyền là bao nhiêu và quy định tại văn bản nào?.

Bộ Công an trả lời:

Một công ty đã và đang in ấn, sử dụng logo, thương hiệu thương mại có bản quyền của công ty khác là vi phạm vào Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) – Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Cụ thể Điều 129 quy định:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại”.

Các hành vi vi phạm vào Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ tùy thuộc tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau: 

- Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.

13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.

16. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.

17. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này;

d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này”.

- Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định:

“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Đọc thêm

Có được bỏ qua giai đoạn hòa giải trong ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Trần Thị H (Cao Bằng) hỏi: Vợ chồng tôi sống với nhau được 6 năm nhưng mâu thuẫn gia đình quá lớn, nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vấn đề về con chung và tài sản chung vợ chồng tôi chưa thỏa thuận được. Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Vậy tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không?

Có hợp lệ khi bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Ảnh minh họa. (anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư. Khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng BHXH phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào mới là hợp lệ?.

Có được yêu cầu người vay trả lãi khi hợp đồng vay không ghi lãi suất?

Ảnh minh họa: lsvn.vn
(PLVN) - Bạn Phạm Thị T (Quảng Ninh) hỏi: Mẹ tôi năm 2010 có vay của bà A 30 triệu đồng. Hợp đồng vay bằng giấy viết tay, không ghi thời gian trả và lãi suất vay. Năm 2012, mẹ tôi đã trả nợ được 15 triệu đồng. Năm 2013 mẹ tôi đi tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù là 17 năm. Tháng 10/2022, bà A đến yêu cầu chúng tôi trả 40 triệu (gồm cả gốc và lãi). Xin hỏi, chúng tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không? Nếu chúng tôi cố tình không trả thì bà A có thể khởi kiện chúng tôi ra tòa không? Khi ra tù, mẹ tôi chỉ trả gốc, không trả lãi được không?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Những điều cần biết khi mua đất tái định cư­

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
(PLVN) - Bạn Hoàng Việt (Hà Nội) hỏi: Hiện nay nhiều người dân do thấy giá đất tại các khu tái định cư (TĐC) có giá thành phù hợp nên có ý định mua để đầu tư. Tuy nhiên, đất tại các khu TĐC thường chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy khi mua đất TĐC chưa có sổ đỏ có rủi ro không? Nếu người dân vẫn muốn mua thì có cách nào để giảm bớt rủi ro?

Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép môi trường?

Hiện trạng khai thác đá tại một mỏ đá. (Ảnh minh họa - Nguồn: tapchimoitruong.vn)
(PLVN) - Bạn Hồng Duy (Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp tôi khai thác đá từ mỏ đá và vận chuyển về xưởng để cưa, xẻ. Xin hỏi, hoạt động khai thác đá ở mỏ đá hay hoạt động sản xuất đá có phải xin giấy phép môi trường? Nếu có thì điều kiện, thủ tục xin giấy phép được quy định như thế nào?

Rút bảo hiểm xã hội một lần ở địa phương khác có được không?

Người lao động làm thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: vietnamnet.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Thành (Vĩnh Phúc) hỏi: Trước đây tôi có làm việc tại một công ty ở Vĩnh Phúc và có quyết định thôi việc từ tháng 11/2021. Xin hỏi, tôi có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được không? Hiện tại hộ khẩu của tôi ở tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng tôi đang ở với con cháu tại Hà Nội. Vậy tôi có thể rút BHXH tại TP Hà Nội được không?

Bồi thường như thế nào đối với trường hợp vô ý gây thiệt hại tài sản khi tham gia giao thông?

Bồi thường như thế nào đối với trường hợp vô ý gây thiệt hại tài sản khi tham gia giao thông?
(PLVN) - Bạn Nguyễn Nga (Nam Định) hỏi: Tôi có điều khiển chiếc xe máy tham gia giao thông nhưng tôi chưa có bằng lái. Khi tôi đang đi đúng làn đường của mình thì có một chiếc xe máy chạy trước không bật đèn xi nhan khiến tôi không kịp xử lý dẫn đến việc đánh lái và va chạm vào 1 chiếc ô tô đang đậu bên đường. Xe ô tô bị hư hỏng cánh xe. Vậy, cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi hay lái xe không xi nhan có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe ô tô hay cả 2 đều phải có trách nhiệm bồi thường?

Xây nhà trên đất nông nghiệp có xin cấp sổ đỏ được không?

Ảnh minh họa. (Nguồn: laodong.vn)
(PLVN) - Bạn Minh Anh (Hải Phòng) hỏi: Năm 2012, tôi có mua một thửa đất nông nghiệp 300m2, chưa làm thủ tục sang tên, sổ đỏ vẫn đứng tên chủ cũ. Tuy nhiên, đến năm 2017 tôi đã xây 1 căn nhà trên đất nông nghiệp đó, hiện nay tôi muốn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ thì cán bộ địa chính lại từ chối với lý do không phù hợp với quy hoạch. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi cần phải thực hiện những thủ tục gì để xin cấp sổ đỏ trong trường hợp này?

Thủ tục khi đính chính thông tin giấy đăng ký kết hôn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Văn Khánh (Hà Nội) hỏi: Tôi kết hôn năm 2008, nhưng tại thời điểm đó tôi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (17 tuổi), nên tôi đã cố ý khai gian là 19 tuổi để được đăng ký kết hôn. Nay, tôi muốn làm thủ tục để đính chính lại giấy đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi cần phải thực hiện thủ tục và cung cấp những giấy tờ gì để có thể đính chính giấy đăng ký kết hôn của tôi.

TAND tối cao: Thống nhất áp dụng việc chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi giải quyết một số vụ án tranh chấp việc chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách, một số Tòa án còn có cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Vì vậy, TAND tối cao đã công bố án lệ về vấn đề này để áp dụng thống nhất trong hệ thống TAND.

Con cái có được yêu cầu hủy bỏ di chúc của bố, mẹ không?

Con cái có được yêu cầu hủy bỏ di chúc của bố, mẹ không?
(PLVN) - Bạn Anh Tú (Hải Phòng) hỏi: Mẹ của tôi có lập di chúc để cho người cháu được quyền quản lý, sử dụng, làm nơi thờ cúng tổ tiên, không được quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất. Nay mẹ tôi đã mất, người cháu đã đi nước ngoài, không có ai coi quản. Xin hỏi, các anh em trong nhà có được yêu cầu hủy di chúc và chia thừa kế theo pháp luật không? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Làm thế nào để chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong khi đang chờ giải quyết ly hôn?

Làm thế nào để chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong khi đang chờ giải quyết ly hôn?
(PLVN) - Bạn Duy Hải (Hà Giang) hỏi: Trong khi đang chờ Tòa án giải quyết đơn ly hôn, tôi có đầu tư chứng khoán và sinh lời, đối với số chứng khoán này không biết có được tính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay không (Hồ sơ ly hôn của tôi đã được thụ lý rồi)? Nếu phải chia thì tôi cần những giấy tờ gì để chuyển quyền sở hữu chứng riêng tôi?