Phá án vụ ' cậu Thủy' từ trò chơi ghép tranh...

Thiếu tá Đặng Hải Dũng kể lại công việc giám định trong vụ án “cậu Thủy”
Thiếu tá Đặng Hải Dũng kể lại công việc giám định trong vụ án “cậu Thủy”
(PLO) - Trong vụ án Nguyễn Văn Thúy (cậu Thủy) làm giả hài cốt liệt sĩ - các giám định viên Trung tâm Pháp y CAND đã có một hướng củng cố chứng cứ đặc biệt, bắt nguồn từ trò chơi ghép tranh của con trẻ.

Ngoại cảm rởm và hài cốt liệt sĩ giả 

Vụ án được bắt đầu từ ngày 25/7/2013, từ việc Nguyễn Văn Thúy - “cậu Thủy” đã bày ra hiện trường giả rồi “cất bốc” 9 hài cốt liệt sĩ tại thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh). Khi nghe tin Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, Ban Chỉ huy quân sự huyện Gio Linh phản ứng rất mạnh và cho rằng: “Tất cả các mẫu vật ở hố đào là do làm giả, không phải hài cốt liệt sĩ” và chỉ ra nhiều nghi vấn. Lập tức, lực lượng Công an tỉnh Quảng Trị đã vào cuộc tiến hành điều tra, xác minh. 

Đến ngày 28/10/2013, Cơ quan An ninh điều tra  Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam để điều tra làm rõ hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “xâm phạm mồ mả, hài cốt”, đồng thời khám xét nơi ở của “cậu Thủy” và vợ là Mẫn Thị Duyên (53 tuổi). Lần lượt sau đó đồng phạm của “cậu Thủy” cũng bị khởi tố, bắt giam.

Các thủ đoạn làm giả mộ liệt sĩ của tên Thúy từ việc cạy trộm hàng chục ngôi mộ liệt sĩ chưa có tên tại nhiều nghĩa trang liệt sĩ rồi đem giấu xuống đất, sau đó lại đào lên dàn dựng hiện trường giả.

Chưa hết, “cậu Thủy” còn trực tiếp làm hoặc chỉ đạo, vợ, đàn em làm giả các di vật (thường là bi đông nước, mũ cối...) có khắc tên liệt sĩ đang cần tìm kiếm. Chính vì thế, khi đã sắp xếp xong, “cậu Thủy” mới hóa thân thành “nhà ngoại cảm” phán đâu trúng đấy, lừa đảo nhiều người... đều đã được các chiến sĩ công an nắm rõ. 

Cụ thể các đối tượng đã đào trộm khoảng 70 bộ hài cốt liệt sĩ ở  Nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), Nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh và Nghĩa trang huyện Hải Lăng (Quảng Trị), Nghĩa trang huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Sau đó, hài cốt được chôn giấu tại địa phận xã Hải Thượng (Hải Lăng, Quảng Trị). 

Để tạo lòng tin bọn chúng còn tìm mua đồ dùng cũ như: bi đông, ăng gô, dép cao su, mũ cối, ngôi sao, cúc áo của bộ đội… Đồng bọn của “cậu Thủy” còn trực tiếp khắc một số thông tin của một số liệt sĩ lên bi đông, mũ… Ngoài ra, chúng còn lấy đất đen ở gần các khu công nghiệp để rải chung cùng với xương cốt, đồ vật khắc tên liệt sĩ để làm giả hiện trường nơi chôn cất liệt sĩ.

Sau khi làm giả nơi có hài cốt liệt sĩ cần tìm, Thúy gọi điện thông báo thời gian, địa điểm cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu tìm kiếm biết. Bằng thủ đoạn này, mỗi khi có cá nhân, tổ chức nhờ đi tìm hài cốt liệt sĩ, bọn chúng “đều tìm được liệt sĩ” và nhận tiền từ các gia đình, tổ chức tìm kiếm liệt sĩ, số tiền lên đến hơn 8 tỷ đồng.

Sau khi sự việc bị phát hiện ở Quảng Trị, Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục mở rộng địa bàn điều tra, phát hiện ra vợ chồng tên Thủy còn tiến hành các thủ đoạn tương tự ở địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước. 

Phá án bằng trò chơi ghép tranh

Trong vụ án này, các cán bộ an ninh điều tra đều đã thu thập được đầy đủ các chứng cứ, thủ đoạn của tên Thúy nhưng để củng cố các chứng cứ vững chắc nên cần cơ quan giám định vào cuộc. Ban đầu Cơ quan điều tra của tỉnh có ý định trưng cầu giám định tiến hành thu mẫu, chuẩn bị làm các xét nghiệm ADN để xác định xem mẫu nào là xương động vật, mẫu nào là xương người. 

Phương pháp này rất tốn kém vì có đến gần trăm mẫu phải giám định, cộng thêm việc chưa có ngân hàng gen cho các loại xương động vật nên rất khó để tiến hành đối chiếu ADN khi xét nghiệm được.

Tuy nhiên, ngay khi vào cuộc thu mẫu giám định, các cán bộ của Trung tâm Pháp y CAND nhận thấy xương trong các mộ đã bị phân mảnh hết rồi, những mảng xương to có thể nhìn thấy thì chính xác là hình thái xương người. Còn những mảnh vỡ của các khu mộ khác nhau được thu gom lại, đưa về Phân viện nghiên cứu.

Thiếu tá Đặng Hải Dũng kể lại: Khi mang các mẫu xương về Phân viện tại Đà Nẵng, tiến hành chụp ảnh, quan sát, Thiếu tá Dũng nhận thấy rằng các mảnh xương người thu tại các mộ khác nhau lại có thể ghép lại được với nhau, các cán bộ giám định lờ mờ nhận ra có sự làm giả mộ và hài cốt liệt sĩ rất rõ ràng... nên chuyển hướng sang một ngả khác, đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với tiến hành làm giám định ADN các mẫu xương thu được. 

Khi quan sát các mảng xương đã bị phân mảnh, Thiếu tá Dũng nghĩ đến chuyện có thể các mảnh xương này bị đập vỡ. Tình cờ nhớ đến trò chơi ghép tranh của trẻ nhỏ (từ các miếng tranh lớn, trẻ nhỏ gỡ các mảnh ghép ra, xáo trộn lung tung rồi sau đó mới ghép lại), Thiếu tá Dũng nghĩ  đến chuyện ghép các mảnh với nhau xem có thể trở thành một mảnh hoàn hảo không. 

Kết quả thật bất ngờ, các mảnh xương ở các ngôi mộ khác nhau khi ghép lại với nhau lại trở thành một mảnh hoàn hảo và vừa khít. Cụ thể, Thiếu tá Dũng cho biết, các mẫu xương ở mộ thứ 6 và thứ 9, mộ số 7 và số 8, mộ số 8 và số 6 có thể ghép lại với nhau tròn trịa, hoàn hảo. Ngược lại, các mẫu vật thu được trong cùng một ngôi mộ lại có những hình thái, màu sắc khác nhau.

Quan sát kỹ càng, các giám định viên nhận thấy trong cùng một ngôi mộ có nhiều loại hình thái xương, khác nhau về màu sắc, độ mủn mục, chất bám dính, ngay cả màu xương cũng khác nhau... Cộng thêm việc các ngôi mộ khác nhau lại có những xương đặc điểm giống nhau nhưng trong cùng 1 ngôi mộ lại có những đặc điểm xương khác nhau nên nghi ngờ càng tăng cao.

Chia sẻ về công tác giám định của vụ án, Thiếu tá Dũng cho biết, ban đầu cơ quan điều tra xác định theo hướng xem các kiểu gen là của động vật nào nhưng cũng là một khó khăn vì không có mẫu gen động vật, vụ án có thể rơi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, khi vào cuộc, các giám định viên đã phát hiện ra một đường đi tiến hành củng cố chứng cứ rất đơn giản, hiệu quả lại không mất quá nhiều kinh phí so với làm các xét nghiệm ADN. 

Vụ án này được phối hợp bởi nhiều lực lượng khác nhau, từ bác sĩ pháp y, dấu hiệu cơ học, sinh học pháp lý, dấu hiệu chữ ký, chữ viết để xem xét các chữ viết để lại trên bi đông mới hay cũ... Với các chứng cứ rõ ràng từ các cơ quan điều tra và cơ quan giám định, tên Thúy cùng đồng bọn đã phải cúi đầu nhận tội, chịu mức án chung thân cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội xâm phạm mồ mả trái phép./.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.