Vén màn bí ẩn quanh vụ thảm sát khủng khiếp trên “hòn đảo mưu sát“

Đảo san hô vòng Beacon nằm ở ngoài khơi duyên hải Tây Australia, nơi được cho là điểm mất tích của con tàu chở gia vị và kho báu Batavia
Đảo san hô vòng Beacon nằm ở ngoài khơi duyên hải Tây Australia, nơi được cho là điểm mất tích của con tàu chở gia vị và kho báu Batavia
(PLO) -Đó là một hòn đảo huyền bí, có thể làm chết ai đó, một trong những nơi gớm ghê tồn tại các tội ác bí ẩn.
 

Hòn đảo “Mưu Sát” của Australia thật sự là một câu chuyện trên cả kỳ lạ và không kém phần hồi hộp...

Mọi chuyện bí ẩn đều bắt nguồn từ ngày 27/10/1628, khi con tàu của Cty Hà Lan Đông Ấn tên là Batavia đang từ hòn đảo Texel (Hà Lan) tiến về Jakarta (Indonesia) để bốc dỡ một lô hàng gia vị theo lệnh của thương gia Francisco Pelsaert và thuyền trưởng Ariaen Jacobsz. 

Con tàu biến mất

Trên boong tàu Batavia có hơn 300 hành khách và nhiều kiện hàng quý giá bao gồm rất nhiều đồng vàng, đồng bạc dùng để mua các mặt hàng gia vị cũng như nhiều chiếc hòm đựng châu báu và các kiệt tác nghệ thuật quý giá, dành bán cho Hoàng đế Ấn Độ trong chuyến hải hành thứ hai. 

Mọi thứ bắt đầu rối tung khi mà cả Pelsearr và Jacobsz đều không làm việc ăn ý với nhau. Trong quá khứ, bộ đôi này từng có một trận “đấu võ mồm” ở Surat, khi thuyền trưởng Jacobsz đã say bí tỉ.  Jacobsz không quên sự vụ xấu hổ và nhục nhã ấy, thêm việc con tàu chở quá nhiều đồ quý càng thôi thúc ý định cướp tàu khỏi tay Francisco Pelsaert – người luôn khinh miệt Jacobsz. 

Để thực hiện mưu độc, Jacobsz bắt tay với một thành viên đi tàu là Jeronimus Cornelisz – một dược sĩ phá sản và đang đào tẩu khỏi Hà Lan. Ý đồ của bộ đôi bất hảo là làm cách nào đó để tách tàu Batavia ra khỏi đội tàu buôn, rồi cùng một toán có vũ trang cướp số kho báu. Khi tàu Batavia dừng chân tại Mũi Hảo Vọng để nhận thêm đồ tiếp tế, Jacobsz tách con tàu ra khỏi đội tàu đúng như kế hoạch. Nhằm tuyển mộ đám thuộc hạ mới, Jacobsz và Cornelisz âm mưu dèm pha để cho thương nhân Francisco Pelsaert ra những án trừng phạt thiếu công bằng. Đột nhiên, vị thương nhân ngã bệnh, hai kẻ gian không đạt được mưu đồ đen tối. Còn con tàu Batavia không hiểu sao lại trôi dạt về hướng bờ biển Tây Australia và ...biến mất vào lịch sử. 

Xác con tàu đắm Batavia đang được trưng bày ở Bảo tàng quốc gia Australia
Xác con tàu đắm Batavia đang được trưng bày ở Bảo tàng quốc gia Australia

Rất nhiều năm sau đó, người ta khám phá ra rằng tàu Batavia đã bị chìm khi đâm vào một rặng san hô thuộc đảo san hô vòng Beacon. Lúc đầu, có khoảng 40 người trên tàu Batavia đã chết đuối, nhưng phần đông hành khách (gồm cả phụ nữ và trẻ em) và thủy thủ đoàn đã đặt chân được tới đảo Beacon, một nơi hoang vắng.

Tai họa đến với họ cũng chính là từ hòn đảo này, khi không có nước ngọt, rất ít nguồn thức ăn, chỉ có chim, cá, rùa làm thức ăn. Biết rằng khó sống lâu được ở đảo Beacon, họ đã phái một toán người trên một con thuyền dài 9,1m đi tìm nước ngọt và thức ăn, trong đó có thuyền trưởng Jacobsz, chỉ huy kiêm thương nhân Francisco Pelsaert, vài sĩ quan cao cấp, một số thủy thủ đoàn và một số hành khách dũng cảm. Không may, chỉ huy Pelsaert vẫn không hay kẻ địch luôn bên ông, hồn nhiên đi chung với kẻ luôn rắp tâm muốn ông chết. 

Những hung thần trên đảo hoang

Mục tiêu của nhóm tiên phong là đất liền, nhưng họ không may mắn. Trong suốt 33 ngày lênh đênh trên thuyền, họ đã tìm thấy nước ngọt tại hòn đảo Nusa Kambangan và Yardie Creek ở mãi Tây Australia. Rồi họ lại trực chỉ đến Batavia (ngày nay là Jakarta, Indonesia), ở đó Thống đốc Batavia đã tìm cách giải cứu những người sống sót của con tàu đắm Batavia, nhưng ... cũng muốn xí phần kho báu trên con tàu trong khi kẻ đồng lõa Cornelisz đang chăm sóc những người bị bỏ lại phía sau. Sau khi chiếc thuyền chở nhóm tiên phong khuất sau đường chân trời, Cornelisz và những kẻ tham lam bắt đầu  tịch thu toàn bộ thức ăn và nước uống, lên kế hoạch diệt bất kỳ ai có ý đồ chống lại. 

Thuyền trưởng Jacobsz và những kẻ đồng lõa thẳng tay giết hại bất kỳ ai có ý đồ chống lại âm mưu độc ác của chúng, cả phụ nữ và trẻ em vô tội cũng trở thành nạn nhân. Một số phụ nữ buộc phải làm nô lệ tình dục cho Cornelisz và đám đàn ông chung một giuộc với Jacobsz, những người sống sót luôn phập phồng sợ hãi số mạng sẽ bị đám ác ôn định đoạt mà thường không cần bất kỳ lý do gì.

Jacobsz tin rằng chỉ cần giữ lại 45 người là đủ để tồn tại một thời gian dài, vì thế không hề run tay trong bầu không khí sặc mùi máu tanh. Jacobsz-Cornelisz và đám người đi theo hai gã tin rằng chúng là những vị thần “bất khả chiến bại” trên một hoang đảo và không chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai, tha hồ chèn ép và hành hạ người yếu thế. Ông Alistair Paterson, một nhà khảo cổ học tại Đại học Tây Australia, nhận xét về tên dược sĩ Jeronimus Cornelisz rằng: “Chúng ta đang nghe về một kẻ bệnh hoạn, biến thái nhân cách cùng những sự kiện bi thảm chưa từng có trong lịch sử Hà Lan hay lịch sử Australia. Những sự kiện kinh dị luôn xảy ra với những nạn nhân vô tội”.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khoảng 400 bộ hài cốt được cho là của những người đi trên con tàu Batavia bị đắm ở Tây Australia
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khoảng 400 bộ hài cốt được cho là của những người đi trên con tàu Batavia bị đắm ở Tây Australia

Những sự kiện đen tối trên hoang đảo Beacon chỉ bị phát giác bởi một người lính tên là Hayes. Kinh hoàng trước sự thật, Hayes và những người sống sót đã tự chế các loại vũ khí thô sơ từ bất kỳ thứ gì mà họ kiếm được. Khi nguồn thức ăn và nước ngọt dự trữ gần cạn, bộ đôi Jacobsz-Cornelisz và bè bắt đầu tấn công Hayes và những người sống sót, cuộc nổi loạn của Hayes gần như bị đánh bại. Không lâu sau đó, chỉ huy kiêm thương nhân Pelsaert và những người đồng hành quay trở lại, sau gần 2 tháng đám người Jacobsz-Cornelisz ra đi. Sự xuất hiện chiếc thuyền của chỉ huy Pelsaert khiến cuộc chiến trên hoang đảo giành thế cân bằng, Hayes cố gắng tiếp cận Pelsaert và trình bày hoàn cảnh. Một phiên tòa được tổ chức, nhiều kẻ phản bội được tống sang hòn đảo Hải cẩu cạnh bên và bị xử tử, tên dược sĩ gian ác Jeronimus Cornelisz bị xử chặt 2 tay và sau đó bị treo cổ. 

Vụ thảm sát khủng khiếp

Những tên thủ ác khác sau đó đã bị đưa đến Batavia (Indonesia) để ra trước tòa, và hầu hết đều bị xử tử. Về phần mình, viên chỉ huy Pelseart bị buộc tội đã lơ là trách nhiệm, tài sản bị “đóng băng”. Từng là một vị chỉ huy được ca ngợi, cuối cùng Pelsaert đã chết trong cảnh nghèo túng. Hayes được Cty Hà Lan Đông Ấn khen ngợi như một anh hùng. Trong tổng số 341 người trên tàu Batavia trong chuyến hải hành ban đầu, chỉ còn lại đúng 68 người sống sót, nhưg chuyện về họ không thật sự được hiểu đúng trong suốt nhiều thế kỷ. Trong chiều dài lịch sử, vụ tàu Batavia là một trong những vụ mất tích bí ẩn nhất, đã có nhiều cuộc thám hiểm nhằm tìm ra địa điểm có chiếc tàu đắm. Cho mãi đến năm 1963, 335 năm sau khi con tàu này mất tích bí ẩn, địa điểm hạ lạc xác tàu đắm mới được tìm thấy kèm với một bức vẽ về một hòn đảo liền kề mà các nhà khảo cổ học và nhà khoa học đang cất công xâu chuỗi lại để tìm hiểu xem chính xác chuyện gì đã xảy ra cách đây hàng trăm năm trên một hòn đảo hẻo lánh giữa đại dương. Nhiều nhà khảo cổ học từ Hà Lan và Australia vẫn đang khai quật thêm nhiều tro cốt trên đảo, và không biết chính xác có bao nhiêu người đã bị thiệt mạng trên hoang đảo Beacon, bị sát hại cùng một thời điểm hay trong các thời điểm khác nhau. 

Những món đồ được khai quật trên hoang đảo Beacon được cho là của các nạn nhân bị thảm sát
Những món đồ được khai quật trên hoang đảo Beacon được cho là của các nạn nhân bị thảm sát

Số phận các nạn nhân trên “Đảo Mưu sát” Beacon là vụ thảm sát tồi tệ nhất, khủng khiếp nhất trong lịch sử Australia, nhiều khía cạnh của bí ẩn lịch sử này vẫn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Chuyện gì đã xảy ra ở một hoang đảo lẻ loi, hoang vu? Các nạn nhân đã thấy những gì, và họ chịu đựng ra sao dưới bàn tay “máu lạnh” của những tên sát nhân? Có bao nhiêu người đã chết và bao nhiêu bộ hài cốt bị quên lãng trong lòng đất của hoang đảo? Tương lai người dân Hà Lan và Australia sẽ có được những câu trả lời thỏa đáng.../.

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.