Phá chuyên án buôn bán người từ manh mối chỉ là con số 0

Đồn BP cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận nạn nhân bị lừa bán do lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả
Đồn BP cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận nạn nhân bị lừa bán do lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả
(PLO) - Bằng nghiệp vụ điều tra, biên phòng Hà Giang đã phá những vụ án buôn người mà manh mối chỉ là con số 0… 

Những cách giải cứu nạn nhân táo bạo

Đại tá Hoàng Anh Đức - Trưởng phòng Phòng chống Ma túy và Tội phạm, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang cho biết, công tác phòng chống nạn buôn bán người trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, tình hình diễn biến tội phạm bất ngờ, phức tạp do có sự cấu kết của tội phạm hai bên biên giới. Do đó, thấy tình hình “bị động” là các đối tượng lại chạy sang Trung Quốc. Lúc này, công tác điều tra, phá án gặp nhiều bất lợi hơn khi buộc phải phối hợp với bên phía bạn để triển khai kế hoạch bắt giữ. 

Điều này sẽ khiến cho công tác phá án, giải cứu gặp nhiều khó khăn bởi nếu thuận tiện, họ có thiện chí giải quyết rất nhanh nếu không thì thời gian kéo dài. Đại tá Đức đưa luôn ví dụ một vụ án chỉ giải cứu được mẹ mà không giải cứu được con chỉ vì do phía bạn thời điểm ấy đang chuẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân sự thay đổi nên phía bạn chưa tiếp cận kịp thời vụ việc, khiến sự việc bị kéo dài. 

Tuy nhiên, do đứa bé còn rất nhỏ, thiếu mẹ sẽ chịu nhiều thiệt thòi, người mẹ cũng nóng lòng tìm lại đứa con nên Đại tá Đức đã đề xuất Bộ chỉ huy BĐBP  tỉnh gửi công văn sang phía bạn, đề nghị phía bạn giúp đỡ để người mẹ trực tiếp sang Trung Quốc chỉ chỗ giải cứu con. 

Đây chỉ là một trong vô vàn tình huống khó khăn mà cán bộ biên phòng Hà Giang gặp phải trong quá trình bảo vệ an ninh biên giới, tình hình chính trị xã hội tại địa phương. Có nhiều trường hợp phải nghĩ ra cách để người dân tự giải cứu mình vì họ bị bán rất sâu vào nội địa bằng nhiều hình thức như qua mạng xã hội facebook, zalo. Tuy nhiên những trường hợp giải cứu này ít, do số lượng sử dụng công nghệ không nhiều.

Đại tá Đức chia sẻ, tình hình mua bán, buôn bán người ở Hà Giang diễn biến phức tạp do hoàn cảnh nhận thức của người dân còn hạn chế nên dễ bị các đối tượng lôi kéo. Thậm chí việc tổ chức hẳn một đường dây chuyện dụ dỗ, lôi kéo và bắt cóc nữ sinh trung học để bán qua biên giới cũng đã từng xảy ra ở huyện Quản Bạ. Đây thực sự là một thách thức đối với lực lượng biên phòng tỉnh vì các đối tượng rất chuyên nghiệp, cấu kết chặt chẽ, chia thành từng nhóm việc để dễ bề khống chế nạn nhân và tiến hành giao dịch thành công. 

Phá án từ… hiệu ảnh

Cuối năm 2016, đầu năm 2017, liên tiếp xảy ra chuyện các nữ sinh đang theo học phổ thông trên địa bàn huyện Quản Bạ trình báo về việc bị một số đối tượng khống chế đi về phía đường biên giới trao cho một nhóm đối tượng khác đã chờ sẵn ở đấy. Một số nữ sinh nhanh trí, kêu cứu và phản ứng mạnh nên đã thoát khỏi sự khống chế, lập tức vào nhà dân trú ngụ và lên trình báo với đồn biên phòng Nghĩa Thuận. Nhận thấy sự việc rất nghiêm trọng, cán bộ đồn biên phòng Nghĩa Thuận đã báo cáo Bộ chỉ huy và lập chuyên án điều tra. 

Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng Nghĩa Thuận Vàng Mí Say cho biết, các đối tượng tham gia vào đường dây mua bán người này rất tinh vi, sử dụng tên giả, làm quen với các nữ sinh qua mạng xã hội. Sau khi đã chuyện trò qua lại vài lần và dần quen thân nhau, các đối tượng thường mời các nữ sinh đi uống café và hát karaoke. Thời gian mà các đối tượng lựa chọn vào chập choạng tối nên công tác nhận diện khuôn mặt gặp nhiều khó khăn. Thậm chí nhiều vụ, các đối tượng còn tạo tình huống đánh nhau sau đó đến giải cứu và đưa đi thẳng sang Trung Quốc nên việc phá án càng khó khăn hơn.  

Đại úy Vàng Mí Say khẳng định, cuộc chiến với các đối tượng của đường dây mua bán nữ sinh ở Quản Bạ rất khó khăn bởi không có bất kỳ một manh mối nào có thể xuất hiện từ các lời kể của nữ sinh. “Hỏi đến tên thì tên giả, zalo các đối tượng dùng để liên lạc với các nữ sinh thì biến mất, bảo các cháu mô tả khuôn mặt thì đứa nào cũng lắc đầu vì… trời tối, nhìn không rõ” - đại úy Say kể lại. 

Không có cách nào để nhận diện đối tượng, cán bộ Đồn BP Nghĩa Thuận cho rằng, hiệu ảnh có thể lưu giữ rất nhiều khuôn mặt và có thể manh mối sẽ xuất hiện ở đấy. Ngay lập tức, các nữ sinh được đưa đến hiệu ảnh để nhận diện từng chân dung. Tại hiệu ảnh các nữ sinh cũng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể lờ mờ nhận ra những đối tượng đã lừa bán mình. 

Kết hợp với việc làm rõ tung tích, thời gian cũng như hành trình của các đối tượng trong một thời gian dài, Đồn biên phòng Nghĩa Thuận đã khoanh vùng được một số đối tượng nổi cộm và tiến hành theo dõi. Tính đến thời điểm này, cán bộ biên phòng đã hoàn tất toàn bộ chuyên án mua bán người trên địa bàn Quản Bạ, chuyển toàn bộ hồ sơ và đối tượng sang cảnh sát điều tra để mở rộng vụ án. 

Không chỉ tiến hành giải cứu, phá án và bắt được những kẻ trong đường dây mua bán người, cán bộ Đồn biên phòng Nghĩa Thuận còn lo lắng, chăm sóc cho nạn nhân trong khoảng vài tháng để đảm bảo nạn nhân nhận thức được tỉnh táo, hiểu rõ được những mánh lưới, cuộc sống vất vả ở xứ người để không đưa mình vướng vào đường dây này.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.