Tội phạm công nghệ cao: Sẽ có “công cụ” xử lý hiệu quả

”Tin tặc” gây thiệt hại hàng trăm tỷ mỗi năm
”Tin tặc” gây thiệt hại hàng trăm tỷ mỗi năm
(PLO) - Tình trạng tội phạm mạng đang ngày càng diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và gây ra thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, mặc dù hành lang pháp lý quy định xử phạt tội phạm này đã có nhưng số lượng vụ án đưa ra xét xử vẫn còn ít. 

Với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, giờ đây chúng ta có thể hy vọng xử lý được loại tội phạm này.

Việt Nam thiệt hại khoảng 0,13% GDP/năm do “tin tặc” 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông, đặc biệt là mạng internet, tội phạm sử dụng công nghệ cao trong và ngoài nước cũng phát triển với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyết, thay đổi thường xuyên, thậm chí hàng giờ.

Theo một báo cáo của bộ phận bảo mật McAfee thuộc Tập đoàn công nghệ Intel, thiệt hại hàng năm do giới tội phạm mạng máy tính gây ra cho toàn thế giới ở mức khiêm tốn nhất cũng lên tới 375 tỷ USD, trong khi mức tối đa sẽ rơi vào khoảng 575 tỷ USD. Báo cáo là kết quả tổng hợp dữ liệu của 51 quốc gia trải rộng khắp nơi có tổng thu nhập quốc dân khoảng 80% của toàn thế giới. 

Trong bản đồ thiệt hại do “tin tặc” gây ra trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Việt Nam là quốc gia có mức độ bảo mật ở mức thấp (màu tím). Số thiệt hại do “tin tặc” gây ra đối với Việt Nam ước tính vào khoảng 0,13% GDP mỗi năm.

Trước diễn biến phức tạp của tội phạm sử dụng công nghệ cao, ngày 4/2/2010, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Bộ Công an được thành lập. Từ khi thành lập đến tháng 6/2015 (thời điểm trình Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự để Quốc hội khóa XIII có ý kiến tại Kỳ họp thứ 9), lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên cả nước đã phát hiện và xác minh hàng nghìn nguồn tin liên quan đến hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao và các loại tội phạm khác. 

Trong đó, đã trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh 1.193 vụ việc, xác lập và đấu tranh 75 chuyên án, triệt phá nhiều đường dây tội phạm lớn với số tiền phạm tội lên đến hàng nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra các cấp tổng số 365 vụ (trong đó, khởi tố 266 vụ án hình sự với 978 bị can); chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành chính 265 vụ; thu giữ hàng nghìn máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động, linh kiện điện tử, các loại hàng hóa và máy móc thiết bị chuyên dụng trị giá hàng chục tỷ đồng.

Tăng thẩm quyền điều tra ban đầu cho lực lượng Cảnh sát

Hiện nay, trong quá trình phát triển của đất nước, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật ở nước ta được quan tâm đầu tư, đặc biệt lĩnh vực CNTT, viễn thông đã và đang là lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Vì vậy, dự báo trong thời gian tới, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp, đòi hỏi hoạt động điều tra đối với hoạt động phạm tội này phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đáp ứng những yêu cầu trên, theo quy định của Bộ luật Hình sự vừa sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội phạm trong lĩnh vực CNTT, viễn thông do đại diện Bộ Tư pháp giới thiệu thì Bộ luật đã bổ sung 5 tội danh mới, bao gồm: Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285); Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291); Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292); Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293); Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294). Bộ luật cũng đồng thời sửa đổi các tội phạm trong lĩnh vực CNTT, mạng viễn thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Chuyên gia Trần Đoàn Hạnh đánh giá, việc sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và sớm đưa những quy định về nhóm tội phạm CNTT và mạng viễn thông vào thi hành sẽ góp phần xử lý các hành vi vi phạm về nhóm tội phạm này được đầy đủ và triệt để hơn theo phương châm “đúng người, đúng pháp luật”. Ngoài ra, những quy định xử lý người phạm tội còn có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn triệt để hành vi vi phạm và những lợi ích kinh tế có được do phạm tội mang lại.

Đại diện Bộ Công an thì nhấn mạnh, việc bổ sung quy định Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan của lực lượng Cảnh sát được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Việc bổ sung quy định trên chỉ nhằm ghi nhận thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu của Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, không làm tăng thêm tổ chức bộ máy, biên chế.

Đọc thêm

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…