Mạng xã hội: “Con dao hai lưỡi” không dễ dùng

Mạng xã hội: “Con dao hai lưỡi” không dễ dùng
(PLO) - Facebook, Twitter, Instagram, Linkdln, Pinterest… Một cái “ike” ở đây, một lần “tweet” ở kia, một lần “selfie” trên Instagram và những cập nhật tài khoản trên Linkedln… Mỗi ngày chúng ta đều tham gia vào cộng đồng mạng xã hội (MXH). Nhưng bắt đầu từ khi nào thì điều này trở thành một vấn đề đáng lo ngại?

Việt Nam chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook trên toàn cầu

Theo The Next Web, Việt Nam xếp thứ 7 trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới, với 64 triệu tài khoản, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook trên toàn cầu. Trung bình mỗi người Việt Nam dành ra hơn 2,5 giờ “lang thang” trên MXH, họ ở độ tuổi trung bình từ 18 đến 34. Vấn đề về an ninh mạng, nghiện MXH... đang đặt ra nhiều vấn đề trong xã hội Việt Nam.

Việc ngày càng nhiều người sử dụng Internet để tìm hiểu thông tin, các chương trình dùng Internet để đưa tin, sử dụng MXH để kết nối, mở rộng quan hệ và các tổ chức sử dụng Internet để thể hiện quan điểm, thông điệp và đưa tin các sự kiện đã khiến MXH, internet trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Internet/MXH đã giúp thông tin được truyền đi nhanh hơn, rộng hơn bởi độ lan tỏa của phương thức thông tin này. 

Nhờ đó, nhiều phận đời có hoàn cảnh khó khăn gặp được các mạnh thường quân, nhiều phong trào xã hội thiện nguyện được lan tỏa, nhiều tấm gương tốt và cũng nhiều thông tin cảnh báo được chia sẻ, nhiều chính sách được góp ý… đã giúp cho xã hội thêm tốt đẹp, thêm tính nhân văn và tình đoàn kết dân tộc. 

Nhưng cũng từ Internet/MXH, nhiều tổ chức, cá nhân đã gặp không ít phiền toái, thậm chí bị xúc phạm, bôi nhọ, làm đảo lộn cuộc sống, hoạt động. Năm 2017, Trần Thị Hường (24 tuổi, ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) thường sử dụng mạng tài khoản Facebook với tên Huong Tran đã bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa xử phạt hành chính 5 triệu đồng do đã cung cấp, truyền đưa thông tin xuyên tạc lên MXH (thông tin không có thật về vụ bắt cóc trẻ em xảy ra tại xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc gây hoang mang dư luận). Hường khai nhận đã lấy thông tin trên từ một trang Facebook khác rồi biên tập lại, đưa lên trang cá nhân nhằm mục đích câu view.

Ngoài Hường có rất nhiều cá nhân cũng đã bị triệu tập, xử phạt hành chính vì đưa thông tin xuyên tạc, không chính xác về an toàn thực phẩm, an ninh trật tự… lên MXH gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tập thể như vụ một thanh niên tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng clip “lấy nước rửa chân pha trà cho khách”. Tuy nhiên, thông tin này được xác định là không chính xác, sai sự thật, xúc phạm nhân phẩm người khác.

Còn hàng chục trường hợp đã bị công an triệu tập vì sử dụng MXH làm ảnh hưởng đến dư luận, đến cá nhân, tổ chức. Chưa kể những trường hợp vì nghiện internet/MXH mà bị cuốn theo thế giới ảo đến mức phải đi điều trị tâm thần. Nghiêm trọng hơn là số thanh, thiếu niên phạm pháp có ảnh hưởng của internet/MXH ngày càng gia tăng, trở thành vấn nạn xã hội không dễ giải quyết nếu không sớm có các tác động và chiến lược quản trị MXH để cải thiện truyền thông chính sách, quá trình chính sách và chất lượng chính sách (chính sách nói chung và chính sách để quản trị MXH nói riêng).

Khai thác hợp lý “hệ sinh thái” thông tin xã hội số

Nên vấn đề quan trọng nhất được đặt ra trong thời đại MXH là “làm thế nào để sử dụng MXH/internet hiệu quả nhất mà không để MXH/internet “sử dụng” ngược lại bản thân người sử dụng ? Thậm chí các chuyên gia pháp lý cũng đã không ít lần lên tiếng khuyến cáo người sử dụng MXH  cẩn trọng để không bị pháp luật “sờ gáy” chỉ vì những cảm xúc, thông tin đăng tải trên MXH như trường hợp của Daniel Hauer – một giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội đã bị xử lý sau khi người đàn ông này có đăng tải lên Facebook nội dung xúc phạm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (và cũng đã đăng tải video xin lỗi lên trang Facebook cá nhân và cho rằng đó chỉ là “trò đùa”).

Do đó, các chuyên gia pháp lý khuyên người sử dụng MXH phải biết cách kiềm chế cảm xúc và sử dụng “đúng luật”. Bản thân mỗi người sử dụng MXH phải tự làm chủ được thông tin, xác định phương thức thông tin chính xác để khai thác được “hệ sinh thái” thông tin trên internet và MXH. 

Từ nhiều công trình nghiên cứu tham gia cũng như đã trực tiếp thực hiện, các chuyên gia của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Việt Nam - L’Espace hoàn toàn tin rằng cần phải có một lý thuyết mới về hệ thống thông tin đa phương tiện, để hiểu rõ hơn quá trình biến đổi sâu sắc đang diễn ra. Và để so sánh mô hình đưa tin truyền thống với những gì đang diễn ra ở kỷ nguyên số, thì việc sử dụng khái niệm ẩn dụ “hệ sinh thái” thông tin xã hội số là hoàn toàn thích đáng khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới khao khát được thấy tất cả mọi thứ một cách rõ ràng và minh bạch, rất khó để bảo vệ quyền riêng tư.  

Theo kinh nghiệm của những người có thâm niên sử dụng MXH, nếu biết cách khai thác, MXH sẽ là một công cụ “khó mà bị chê không hiệu quả”. Nếu không biết khai thác, người sử dụng sẽ lạc vào thế giới ảo của MXH, mất thời gian vào những mối quan hệ “lơ lửng” trên mạng và tuột mất những mối quan hệ trong đời thực, dần dẫn đến sự mơ hồ về cuộc sống thực tại. 

MXH – Facebook, Twitter, Google Plus, Tumblr là những công cụ rất hữu ích, song nếu không biết cách sử dụng thì người sử dụng sẽ phải nhận những tác hại như giảm tương tác giữa người với người, tăng mong muốn gây chú ý, xao lãng mục tiêu cá nhân, giết chết sự sáng tạo, bạo lực trên mạng, thường xuyên so sánh bản thân với người khác, sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi MXH càng phát triển…

Những tác hại đó xuất phát từ việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang MXH khiến MXH là “cầu nối” cho bọn tội phạm. Hiện nay, việc giới tội phạm lợi dụng MXH để lừa đảo tài sản, chiêu mộ tân binh, tìm kiếm “hàng” cho các đường dây buôn bán người, tung tin gây nhiễu loạn xã hội… và những hành vi phi pháp khác.

Chính sự phong phú, kỳ ảo của MXH đã tác động mạnh tới tâm lý phát triển và nhân cách của giới trẻ, khiến chúng có ảo tưởng về “sức mạnh” bản thân thông qua bàn phím, mơ hồ về những mối quan hệ tình cảm không có thật, núp dưới những dòng chia sẻ đầy cảm thông. Bên cạnh đó, MXH/internet còn khiến nhiều thanh, thiếu niên trở nên bạo lực thông qua những trò chơi trực tuyến, làm gia tăng tỷ lệ vi phạm pháp luật chỉ để kiếm tiền chơi game, nhiều em thành nạn nhân của các hành vi lạm dụng khi được “cứu nét”, khi kết bạn trên không gian ảo…

Larry Rosen, Giáo sư tâm lý thuộc Đại học California (Mỹ) khẳng định, sử dụng Facebook quá nhiều có thể gây rối loạn tâm lý ở tuổi thiếu niên. Trong đó, ảnh hưởng tiêu cực nhất mà MXH gây ra cho trẻ là: rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có các hành vi chống đối xã hội, uống nhiều rượu; thường xuyên bỏ học, lo âu, trầm cảm, kết quả học tập sút kém, tỷ lệ đọc thấp, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ. Nhiều trường hợp không thể hòa nhập vào cuộc sống thực sau một thời gian sống trong thế giới “ảo”. Đáng lo ngại hơn cả là không ít người trẻ có tri thức cũng đang dần “tự kỷ” chỉ biết trò chuyện với những người ảo trên mạng, mà quên mất người thân quanh mình. 

Vì vậy, người sử dụng MXH cần xác định rõ mong đợi đạt được điều gì từ MXH (kết bạn, chia sẻ cảm xúc, kiếm tiền, giải trí, giết thời gian…) để biết tại sao lại mất thời gian cho nó cũng như biết phải làm gì trước những thông tin không cần thiết để tránh sa đà vào thế giới ảo, mà ngược lại để MXH cải thiện được chất lượng sống của mình. Nếu biết sử đúng cách, thế giới áo là một thị trường kinh doanh khá tốt, một công cụ an ủi tinh thần, bế tắc trong cuộc đời thực. Vì vậy, bản thân MXH không hề xấu mà quan trọng là cách thức sử dụng của mỗi người cho mục đích riêng.

Năm 2016, trên một diễn đàn văn học, bài viết về lợi ích và tác hại của học sinh Ngô Thúy Hằng (sinh năm 1999), lớp 11A6, Trường THPT Thanh Oai B (Hà Nội) nhận được nhiều chia sẻ.

Theo Ngô Thúy Hằng: “Có thể nói, ngày nay, các MXH như: Facebook, Wechat... đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng MXH mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: MXH là “con dao hai lưỡi”. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại.

Nhưng MXH là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy? (…) Với lợi ích vượt bậc của mình, MXH đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai. (…) MXH có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn...

MXH có thật nhiều ích lợi, vậy nên, hay không sử dụng MXH?

Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng MXH cũng có không ít tác hại. (…) Lúc này, MXH chính là một “con sâu gặm nhấm” sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng MXH?

MXH không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: MXH không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển MXH”.

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Đọc thêm

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Giải pháp đắc lực hỗ trợ chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

VNPT ASXH - Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Triển khai tại hơn 20 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trên cả nước và dành được nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế, giải pháp Quản lý An sinh xã hội - VNPT ASXH do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nghiên cứu, phát triển đã phát huy được những hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cảnh báo một số dạng lừa đảo trực tuyến phổ biến

Toàn cảnh cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn thay đổi, đan xen mới và cũ, với nhiều hình thái mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lừa đảo đã tận dụng các tiện ích, công nghệ hiện đại, khiến người dùng khó nhận diện hơn. Đây là nhận định của ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT, Bộ TT&TT), tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT.

Facebook đột ngột sập toàn cầu tối 05/03

Hình minh họa
(PLVN) - Khoảng 22h35 ngày 05/03 (giờ Việt Nam), hàng loạt người dùng phản ánh tài khoản Facebook của họ bất ngờ bị thoát ra và không thể truy cập lại, kể cả trên ứng dụng và phiên bản web.

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế
(PLVN) - Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - Đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Globus Access - Công ty Công nghệ có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ/thiết bị cho các mạng viễn thông, đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển TV360 ở thị trường quốc tế.

Điện thoại không có ứng dụng chỉ dùng AI được giới thiệu tại MWC

Điện thoại chỉ dùng AI và không có ứng dụng của nhà mạng Deutsche Telekom.
(PLVN) - Theo Android Authority, Hội nghị Di động thế giới (MWC) diễn ra tại Tây Ban Nha năm nay đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ý tưởng và sản phẩm độc đáo trong ngành di động. Trong số đó, có một ý tưởng đáng chú ý là một chiếc điện thoại concept dựa trên trí tuệ nhân tạo mà nhà mạng Deutsche Telekom từ Đức đã giới thiệu.

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?
(PLVN) -  Theo kế hoạch, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại thông minh… Tuy nhiên, để không người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng VNPT đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu để đảm bảo không người dùng nào bị bỏ lại phía sau .

'Apple Ring' đang được phát triển

Hình ảnh teaser của Samsung Galaxy Ring được trình chiếu tại Galaxy Unpacked vào tháng 1
(PLVN) - Theo một báo cáo mới từ Hàn Quốc, Apple đang tăng tốc phát triển một chiếc nhẫn thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe của người dùng, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Galaxy Ring của Samsung.