'Hóa giải' mối đe dọa an ninh từ không gian mạng: Nhiệm vụ hệ trọng và cấp bách

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền tảng Chính phủ điện tử và việc các hệ thống trọng yếu quốc gia hàng ngày phải đối diện với nguy cơ tấn công mạng thì công tác phòng chống tội phạm mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng và ứng phó với những nguy cơ mới đến từ không gian mạng đang trở thành vấn đề hệ trọng và cấp bách.

Công tác quản lý chưa theo kịp

Trong thế giới kết nối thông tin mạng, có thể nói Việt Nam đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các diễn biến của tình hình an ninh mạng thế giới. Các cuộc tấn công mạng không ngừng gia tăng, đặc biệt tấn công bằng mã độc tống tiền ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Hơn nữa, hầu hết các cuộc tấn công không còn diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ, mà đã trở thành những chiến dịch có hệ thống, quy mô lớn. Trong 2 tháng đầu năm 2018, đã có hơn 1.500 sự cố tấn công mạng nhằm vào Việt Nam.

Theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2017, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được khoảng gần 6.500/7.500 clip xấu độc trên trang YouTube vi phạm pháp luật Việt Nam; Facebook đã gỡ bỏ 670/5.000 tài khoản giả mạo, có hoạt động gây chia rẽ, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, quảng bá hình ảnh dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực…

Theo các số liệu thống kê, tính đến tháng 7/2017, có tổng cộng 6.303 vụ tấn công mạng trong 6 tháng đầu năm 2017. Sang đến tháng 12/2017, Việt Nam hứng chịu mã độc đào Bitcoin lây lan hơn 23.000 máy tính. Thiệt hại ghi nhận từ các vụ việc này cũng tăng 18,27% so với năm 2016, chạm mốc 12.300 tỷ đồng. Sang năm 2018, Việt Nam tiếp tục lọp top 5 quốc gia bị tấn công DDoS nhiều nhất- theo Kaspersky Lab, khi có tới 170 website bị tấn công chỉ trong tuần nghỉ lễ Tết Nguyên đán.

Mới đây, tại hội thảo “Tăng cường bảo mật dữ liệu và an toàn, an ninh mạng trong thế giới kết nối” diễn ra tại Hà Nội, Trung tướng Hoàng Phước Thuận- Cục trưởng Cục An ninh mạng (Bộ Công an) cho biết, thực trạng an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam trong một vài năm qua diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Năm 2017 Việt Nam hứng chịu hàng loạt các cuộc tấn công mạng quy mô lớn, cường độ cao nhắm vào các lĩnh vực trọng yếu, các công trình quan trọng của quốc gia, đáng chú ý là  tình hình lộ bí mật nhà nước, lộ thông tin cá nhân của người dùng internet ngày càng phổ biến. Không chỉ vậy, không gian mạng đã và đang trở thành môi trường thuận lợi để các cá nhân, tổ chức khủng bố liên lạc, tuyển mộ lực lượng, gây quỹ, truyền bá tư tưởng cực đoan.

Mỗi năm, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ lộ, lọt bí mật nhà nước trên Internet. Nhưng thực tế có thể còn vượt xa con số đã phát hiện do tính chất nặc danh, khó phát hiện của môi trường mạng dẫn tới những hậu quả khôn lường. 

Cục trưởng Cục An ninh mạng cũng cho hay, thời gian gần đây, tình hình tội phạm có tổ chức hoạt động trên môi trường mạng ngày càng gia tăng. Điển hình là vào tháng 3 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã phá một đường dây tội phạm xuyên quốc gia, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, chuyên tổ chức đánh bạc, cá độ, rửa tiền qua mạng internet.

Vụ việc này cho thấy, hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến ở nước ta phát triển mạnh mẽ nhưng công tác quản lý còn chưa theo kịp, thậm chí lỏng lẻo, tạo sơ hở cho hoạt động lừa đảo, đánh bạc, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền không gian thanh toán và hệ sinh thái kỹ thuật số. Tình hình này đặt ra những nguy cơ, thách thức không nhỏ đối với mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Nhiều chuyên gia nhận định, hiện nay Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cũng như kiểm soát các thiết bị IoT - vốn được cho là nền tảng cốt lõi cho Cuộc cách mạng 4.0. Mặc dù nhận thức của người dân, doanh nghiệp về an ninh, an toàn thông tin đang tăng lên, song các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung vào các lỗ hổng, các điểm yếu của các thiết bị kết nối internet (IoT) mà điển hình là các camera giám sát. Bởi vậy, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho Chính phủ, đặc biệt là khi triển khai các dự án Chính phủ điện tử hay thành phố thông minh. 

Trước tình hình này, theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, việc bảo vệ an ninh mạng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và người dân. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khả năng tự phòng vệ và ứng xử phù hợp cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về vấn đề an ninh mạng. Việt Nam cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an ninh mạng, tăng cường các biện pháp bảo mật, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp bảo vệ an ninh mạng phù hợp.

Tìm giải pháp đột phá

Vấn đề mất an toàn trên không gian mạng không chỉ thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực công nghệ mà còn làm “nóng” các phiên thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về Dự thảo Luật An ninh mạng diễn ra vào đầu tháng 4 này, nhiều ý kiến đã tập trung xoay quanh vấn đề làm gì và làm thế nào để “hóa giải” mối đe dọa từ không gian mạng.

Cụ thể, đối với quy định yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban Quốc phòng an ninh đã đề nghị giữ lại nội dung này trong dự thảo, nhưng có giới hạn về chủ thể (doanh nhiệp) và dữ liệu lưu trữ tại Việt Nam như điểm b khoản 4 Điều 28 dự thảo Luật đã chỉnh lý.

Theo cơ quan này, việc quy định như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với dữ liệu điện tử và xử lý các tình huống, hành vi trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; gắn nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ điều tra, xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

Quy định trên cũng bảo đảm tính khả thi khi phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật của Việt Nam; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, gián điệp trong và ngoài nước sử dụng không gian mạng; tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới khi kinh doanh…

Về đề xuất lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, các đại biểu quan ngại điều này là chưa đủ và khó bảo đảm tính khách quan. Dẫn chứng việc khởi tố hàng chục bị can trong đường dây đánh bạc qua mạng internet với quy mô hàng nghìn tỷ đồng, trong đó có liên quan đến nguyên Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, các ý kiến đề nghị cần có cơ chế giám sát chéo giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, xử lý vi phạm các quy định về an ninh mạng để ngăn chặn tình trạng khép kín trong xử lý. 

“Cần có cơ chế giám sát chéo giữa các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, xử lý vi phạm các quy định về an ninh mạng. Nếu chỉ một trong các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng do Bộ Công an làm từ đầu đến cuối, từ khâu xây dựng hệ thống tới đánh giá, kiểm tra, giám sát thì khó đảm bảo khách quan?” - đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đề xuất.

Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và thực thi nghiêm túc, ứng xử có quy tắc trên không gian mạng, xử lý nghiêm mọi hành vi sử dụng không gian mạng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đăng tải thông tin phù hợp với quy định của pháp luật, không cung cấp, đăng tải, truyền đưa những thông tin có nội dung xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia.

3. Các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, internet, doanh nghiệp sở hữu hệ thống thông tin phải thiết lập cơ chế xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số để bảo đảm tính bảo mật của thông tin đăng ký và phải cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền khi có yêu cầu. Người đăng ký tài khoản số có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng các tài khoản do mình tạo lập đúng quy định của pháp luật.

4. Doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải: a) Tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; b) Đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam và lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam theo quy định của Chính phủ; c) Bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; d) Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc cung cấp, ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân; cung cấp dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam (Điều 28 Dự thảo Luật An ninh mạng)

Tin cùng chuyên mục

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Đọc thêm

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…