Dũng cảm đấu tranh để giữ tài sản nhà nước

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Ủy ban Kiểm tra T.Ư vừa đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh do có vi phạm nghiêm trọng.

Ông Ninh được xác định có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị. Ngoài ra, 3 Thứ trưởng Bộ GTVT cũng bị kỷ luật, 01 nguyên Thứ trưởng bị đề nghị kỷ luật về việc CPH cảng Quy Nhơn.

Người có công lớn trong việc đưa vấn đề mua bán cảng Quy Nhơn đầy bất thường ra ánh sáng là ông Tô Tử Thanh, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 1996 - 2001. Giữa năm 2016, ông Thanh phát hiện ra việc CPH cảng Quy Nhơn có dấu hiệu làm thất thoái tài sản nhà nước. Về tài sản, cảng trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nhưng được cổ phần với giá rất “bèo”. Sau đó, ông đã có đơn kiến nghị Ủy ban Kiểm tra T.Ư làm rõ vấn đề CPH cảng Quy Nhơn.

Tất nhiên, bên cạnh ông có cán bộ, công nhân viên, lao động cảng Quy Nhơn – những người có thể nói nhiều thế hệ lao động trong gia đình họ gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của cảng biển trọng điểm miền Trung này, từ năm 1975 đến nay.

Phải nói rằng, đó là những tấm gương dũng cảm, kiên trung biết đau, biết xót trước tài sản của Nhà nước bị “sang tên”, “chia chác”. CPH DNNN là một chủ trương đúng đắn nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục tình trạng “cha chung không ai khóc”, đổi mới mô hình tăng trưởng... Ngay hôm 8/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo T.Ư về đổi mới và phát triển doanh nghiệp khi chủ trì phiên họp đánh giá nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2019 của Ban Chỉ đạo tiếp tục yêu cầu: Cần đẩy nhanh hơn nữa việc CPH DN. Tuy nhiên, do thiếu công khai, minh bạch nên chủ trương CPH đã bị “nhóm lợi ích” lợi dụng, chia nhau “miếng ngon”, “đất ngon” ở các đô thị vốn thuộc về các DNNN.

Phải nói rằng, những người như ông Tô Tử Thanh xứng đáng là tấm gương “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” mà toàn Đảng đã và đang vận động. Không như một bộ phận đang “mũ ni che tai”, “ngậm miệng ăn tiền”, bàng quan, thờ ơ, vô cảm..., ông đã dũng cảm lên tiếng. Xin cám ơn ông trong việc góp phần làm rõ một sự thật, phơi bày một sự thật. 

Ý nghĩa của việc ông làm không chỉ Nhà nước giành lại quyền “kiểm soát” cảng Quy Nhơn (dẫu hiện nay câu chuyện đền bù không đơn giản) mà quan trọng hơn, giúp các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục rà soát toàn diện các văn bản pháp luật liên quan để ban hành hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, khả thi trong việc CPH DNNN vốn đang có dấu hiệu “giẫm chân tại chỗ”.

Sự nghiệp đổi mới phải đặt lợi ích nhân dân làm trung tâm chứ không phải “nhóm lợi ích” là trung tâm. Nhân dân phải được tham gia giám sát các vấn đề lớn của đất nước! 

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.