Bắc Giang: Hàng chục hộ dân phản đối xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Bắc Giang: Hàng chục hộ dân phản đối xây dựng nhà máy xử lý rác thải
(PLVN) - Hàng chục hộ dân trú tại thôn Lò, xã Tân Mỹ, Thành phố Bắc Giang vô cùng bức xúc trước việc bãi chôn lấp rác thải nằm trên địa bàn Thành phố Bắc Giang đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm nhân khẩu trên địa bàn.

Người dân kêu cứu vì bãi xử lý rác thải gây ô nhiễm ?

Theo tìm hiểu của PV, bãi chôn lấp rác thải này nằm trên địa bàn phường Đa Mai, Thành Phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang giáp ranh với các hộ dân đang sinh sống tại xã Tân Mỹ. Đây là khu vực được được UBND tỉnh Bắc Giang quy hoạch và giao cho Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang quản lý, sử dụng để xây dựng làm bãi xử lý và chôn lấp rác thải Thành phố Bắc Giang.

Những năm gần đây, do quá trình phát triển đô thị và dân cư nhanh khiến cho một lượng lớn rác thải của TP Bắc Giang đổ về đây ngày một nhiều đã khiến cho bãi rác này xuất hiện tình trạng ô nhiễm không khí và môi trường nước.

Khu vực xử lý rác thải của Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang
Khu vực xử lý rác thải của Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang
Nước thải xả ra ngoài môi trường sủi bọt trắng xóa
Nước thải xả ra ngoài môi trường sủi bọt trắng xóa

Ông Đỗ Văn Giao (Thôn Lò, Tân Mỹ), cho biết: “Từ khi bãi rác hoạt động, người dân khu vực này thường xuyên phải chịu đựng mùi hôi thối bốc ra từ bãi rác, nước thải từ bãi rác được xả ra hệ thống kênh, mương gần đó bọt trắng xóa khiến cá, hến đều không thể sinh sống được, thậm chí trâu bò của một số hộ dân chăn thả gần đó cũng chết không rõ nguyên nhân”.

Ông Văn Ngọc cùng trú tại địa phương vô cùng bức xúc trước việc cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn do bãi chôn lấp rác thải ô nhiễm chưa được giải quyết thì lại nhận được thêm thông tin tại khu vực bãi rác thành phố Bắc Giang sắp mọc lên một nhà máy xử rác lớn hơn gấp nhiều lần, với công suất khoảng 500 tấn/ngày. 

Lo lắng trước việc khi nhà máy xử lý rác thải hình thành thì sẽ  có hàng trăm chuyến xe vận chuyển rác rầm rầm chở chất thải chạy qua lại tại đây, kéo theo rất nhiều khói bụi, mùi hôi thối phát tán ra môi trường xung quanh, đường xá giao thông như hiện nay đã chật hẹp lại càng khó khăn hơn.

Nhiều lần gia hạn và sửa đổi hồ sơ mời thầu

Được biết, dự án Nhà máy xử lý rác thải tại Thành phố Bắc Giang được xây dựng tại phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Chủ đầu tư là Công ty China Everbright International Limited (Công ty Trung Quốc ). Thời gian hoạt động là 21 năm. Với công suất xử lý rác thải là 500 tấn/ngày đêm; diện tích khoảng 9ha.

UBND tỉnh Bắc Giang đã thực hiện hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư cho dự án này với mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức PPP (hợp đồng BOO).

Đáng chú ý, theo tìm hiểu của phóng viên sau hai lần gia hạn thời điểm đóng thầu, sau cả việc sửa đổi hồ sơ mời thầu, Dự án Nhà máy Xử lý rác thải TP. Bắc Giang đã có thể đóng thầu. Tuy nhiên, cuộc thầu lúc này chỉ còn 1 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia.

Ngày 10/8/2018, sau thời gian phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) khá dài, dự án Nhà máy Xử lý rác thải TP. Bắc Giang đã đóng thầu với duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu (HSDT) là Công ty China Everbright International.

UBND TP. Bắc Giang đã phải hai lần gia hạn thời gian phát hành HSMT. Theo thông báo mời thầu lần đầu, thời gian phát hành HSMT từ ngày 27/4/2018 đến 27/6/2018. Đến ngày 22/6, Bên mời thầu thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu đến ngày 13/7/2018.

Dù mời thầu từ ngày 27/4, nhưng đến ngày 4/7/2018, Phòng Quản lý đô thị TP. Bắc Giang mới công bố Quyết định số 375/QĐ-UBND phê duyệt Bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà máy Xử lý rác thải tại TP. Bắc Giang trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Quyết định này được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt ngày 28/3/2018.

Theo bộ tiêu chí này, Nhà máy có công suất xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Nguồn nguyên liệu đầu vào là rác thải sinh hoạt không phân loại, áp dụng công nghệ xử lý rác kết hợp phát điện với tuabin phát điện công suất tối thiểu 9 MW. Tỷ lệ chôn lấp còn lại sau xử lý  5%. Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tối đa 385.000 đồng/tấn (đã bao gồm thuế VAT).

Trong Quyết định 375/QĐ-UBND, tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ ưu tiên nhà đầu tư đã và đang thực hiện ít nhất 1 dự án xử lý rác thải đáp ứng bộ tiêu chí này trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, một tiêu chí khác sẽ được ưu tiên là dự án sử dụng tiết kiệm đất.

Thế nhưng, trong bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư ban đầu, tỉnh Bắc Giang ưu tiên dự án sử dụng tiết kiệm đất, thì đến Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 3/7/2018 sửa đổi HSMT, tỉnh Bắc Giang lại nâng diện tích sử dụng đất dự án từ “không quá 6 ha” thành “không quá 9 ha”!?. Đồng thời, sửa đổi tiến độ đầu tư xây dựng dự án “không quá 12 tháng” thành “không quá 15 tháng”, kể từ khi giao nhận mặt bằng cho nhà đầu tư.  

Sau khi công bố bộ tiêu chí, Bên mời thầu lại thông báo gia hạn, lùi thời điểm đóng thầu đến ngày 10/8/2018. Lý do gia hạn là để các nhà đầu tư có đủ thời gian chỉnh sửa hoàn thiện HSDT theo các nội dung sửa đổi HSMT tại Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 3/7/2018 của UBND Tỉnh và Công văn số 161/UBND-QLĐT ngày 3/7/2018 của UBND Thành phố.

Ngày 10/8, sau khi sửa đổi HSMT, Dự án đã đóng thầu và chỉ có 1 trong số 7 nhà đầu tư đã mua HSMT nộp HSDT. Công ty China Everbright International Limited, nhà đầu tư duy nhất nộp HSDT - có trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc.

Với việc là nhà đầu tư duy nhất nộp HSDT Dự án Nhà máy Xử lý rác thải TP. Bắc Giang, nghiễm nhiên Everbright trúng thầu dự án nhà máy xử lý rác .

Người dân lo lắng khi sống cùng nhà máy xử lý rác

Ở một diễn biến khác, ông Nguyễn Mạnh Thái – Chủ tịch UBND phường Đa Mai cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi chôn lấp rác thải là không thể phủ nhận. Đồng thời, ông Thái cho biết nếu có thể di rời được nhà máy xử lý rác thải ra khỏi khu dân cư là điều tốt nhất, bởi lẽ việc trong thành phố mà có khu xử lý rác thải thì ít nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân địa phương cho biết, khu đất để thực hiện dự án này chỉ nằm cách cụm dân cư khoảng 100 – 200 mét. Do đó, khu đất dự án đó không đạt khoảng cách an toàn vệ sinh tối thiểu theo quy định của Pháp luật, Từ bãi chôn lấp tới các công trình Xây dựng khác tối thiểu từ 500 - 1000 m.

Thiết nghĩ, Bắc Giang là vùng trung du miền núi rất nhiều khu vực đồi núi giáp với thành phố như Lạng Giang, Yên Dũng, Sơn Động, Lục Ngạn với quỹ đất rất rộng lớn. Các cơ quan chức năng cần lắng nghe thêm ý kiến của các hộ dân lân cận khu vực nhà máy xử lý rác thải để có thể thực hiện dự án một cách hợp lý hài hòa giữa việc phát triển kinh tế địa phương và lợi ích của cộng đồng dân cư.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc./

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.