Chàng thanh niên tiêu biểu thủ đô trưởng thành từ.... nghề hái hoa

Chàng thanh niên tiêu biểu thủ đô trưởng thành từ.... nghề hái hoa
(PLO) - Lớn lên bên ruộng hoa nhài, thời gian học tập bị chia sẻ bởi công việc hái hoa. Nhưng Phạm Toàn Thắng vẫn đạt được những mục đích để ra của cuộc đời mình.  Chàng sinh viên Đại học Công nghệ,  Đại học Quốc gia Hà Nội này mới được chọn là một trong 7 thanh niên tiêu biểu của Thủ Đô tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần 3 năm 2014.
Ham vui, mê công tác cộng đồng và thích viết truyện
Mẹ làm nông nghiệp, bố làm công nhân cơ khí ở huyện Đông Anh (Hà Nội), nhà trồng một sào hoa nhài nên từ năm học lớp 4, 14h30-18h30 hàng ngày, Thắng cùng mẹ ra ruộng hái hoa. Ban đầu, đứa trẻ chưa đến 10 tuổi háo hức lắm vì mỗi lần ra ruộng hái hoa giống như đi trẩy hội. Nhà nhà hái hoa, người người hái hoa, tiếng nói cười râm ran, những tiếng hát cất lên bên ruộng hoa như một dàn đồng ca… 
Sau thì cậu thấy nản, công việc giống nhau, nhàm chán nhưng nếu không giúp mẹ hái hoa thì hoa nở rất nhanh, bán không được giá, gia đình lại bị bớt thu nhập. 
Thời điểm mà Thắng thấy mệt mỏi nhất chính là những năm học cấp 3. Thắng thi đỗ vào trường điểm của huyện, đi học xa nhà 12 cây số. Sáng nào cũng đạp xe đi từ 6h, về đến nhà lúc 13h kém, ăn uống, nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng đồng hồ, Thắng lại vác giỏ ra ruộng hoa... 
Bố mẹ muốn tạo điều kiện để Thắng dành nhiều thời gian cho học tập nhưng em vẫn kiên quyết làm giúp mẹ, bởi bố đi làm công nhân cả ngày. “Cũng may năm em học cấp 3 chương trình không nặng như bây giờ nên vẫn vừa học vừa giúp mẹ vừa ôn thi Đại học được”, Thắng chia sẻ. 
Thắng thích chơi game bóng đá như nhiều bạn bè cùng trang lứa. Mỗi tuần em xin tiền mẹ một lần đi chơi game, chơi 2 tiếng đồng hồ lại về học bài. Thắng giãi bày: “Em biết chơi đủ các loại game nhưng em không ham mê. Chứng kiến các bạn vật vã chơi game cả ngày, cả đêm mà sợ. Em cũng đã khuyên giải, chuyện trò nhiều với các bạn nhưng không mang lại kết quả. Mỗi người có một mục đích sống mà nên không thể can thiệp quá sâu vào cuộc sống của các bạn được”. 
Thắng từng mơ ước được làm luật sư (sau khi xem và mê mẩn những nhân vật trong phim Chuyện tình Harvard) nhưng thấy mình không có khả năng học Văn nên em từ bỏ ước mơ này. Thế là chàng học trò nghèo của huyện Đông Anh chỉ học và học với mục tiêu duy nhất: vào được đại học. 
Vào được đại học, Thắng say sưa học và nhiệt huyết với các công tác đoàn thể mà em đam mê. Em bảo, đến bây giờ, em làm các công tác cộng đồng này như để bù lại khoảng thời gian học cấp 3 em không tham gia được hoạt động nào vì nhà quá xa trường. Thắng là thành viên sáng lập CLB Vì Cộng đồng Hà Nội; CLB Niềm tin và Hy vọng của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Thắng cũng đã đi tình nguyện khắp các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái…
Ít ai biết, những lúc buồn, chán nản, em lại viết truyện, những câu chuyện tình cảm có thật của bạn bè thân thiết. Thắng đã viết được 2 truyện, mỗi quyển hơn 200 trang. Điều đặc biệt là mỗi truyện của Thắng đều gắn với một bài hát nào đấy, lời bài hát xuyên suốt từ đầu câu chuyện... 
Thắng cho biết: “Em viết truyện để chiêm nghiệm và rút ra những bài học cuộc sống cho chính mình. Mỗi lần buồn hoặc có tâm sự gì đấy em lại mở ra đọc lại, cảm giác được chia sẻ khá nhiều”. Những nhân vật, câu chuyện của Thắng thật đến 70-80% nên mỗi khi nổi hứng viết Thắng lại phải gọi điện hỏi nhân vật tỉ mỉ, cặn kẽ những tình tiết đã xảy ra. Viết xong Thắng cho bạn đọc lại... 
Luôn đặt mục tiêu để phấn đấu
Sinh năm 1991, Thắng đang là sinh viên năm thứ 4, lớp K55H, Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ khi vào năm thứ nhất Thắng đã chứng tỏ được khả năng của mình bằng tổng kết điểm 3,34 (học theo hệ tín chỉ, 3,2 trở lên được xếp loại giỏi). Năm thứ hai, khi bắt đầu học môn Cơ học môi trường liên tục và Cơ học vật rắn biến dạng, Thắng được gặp GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. 
Buổi học đầu tiên, nghe thầy kể về 2 sinh viên khóa trên cùng nghiên cứu khoa học với thầy bằng giọng nói đầy tự hào, ngay lập tức Thắng đã đặt mục tiêu trước mắt “phải 10 phẩy môn của thầy để lọt vào danh sách sinh viên được chọn”. “Nhưng vì một số “tai nạn”, em chỉ đạt tổng kết 9,9”, Thắng cười bẽn lẽn, cảm giác như hối tiếc vì không đạt được mục tiêu đã đề ra. Sau khi có kết quả môn học, Thắng và 7 bạn sinh viên khác được chọn vào đội nghiên cứu.  
Phạm Toàn Thắng (áo trắng, ngồi thứ hai từ trái sang) đang cùng thầy và các bạn nghiên cứu khoa học.
Phạm Toàn Thắng (áo trắng, ngồi thứ hai từ trái sang) đang cùng thầy và các bạn nghiên cứu khoa học. 
Sau thử thách đầu tiên (tính lại bài đã được nghiên cứu của các sinh viên khóa trước) còn lại 4 sinh viên đồng hành cùng thầy. Sau 2 năm miệt mài, hiện chỉ còn Thắng kiên trì con đường nghiên cứu. Thắng tâm sự: “Em theo thầy không chỉ vì thầy giỏi mà còn vì cái tâm của thầy với sinh viên. Thầy rất gần gũi chúng em, quan tâm tất cả mọi chuyện của sinh viên, từ chuyện tình cảm, gia đình. Nhiều anh khóa trên, mỗi khi thất tình còn gọi điện khóc với thầy để được nghe thầy động viên, giảng giải đấy”. 
Chàng sinh viên năm thứ 4 lại hồn nhiên: “Nhưng em cũng sợ bị thầy mắng lắm, sợ nhất là những cuộc điện thoại sau 11h đêm của thầy vì chẳng có tin vui nào đến vào lúc đấy cả. Hơn nữa, nếu là tin vui, không bao giờ thầy gọi, thầy chỉ nhắn tin hoặc gửi mail báo tin vui thôi. Còn gọi điện là chắc chắn có chuyện. Mỗi hôm gửi bài cho thầy là lại lo, chỉ mong đêm đấy điện thoại không đổ chuông”. 
Nhưng mong là một chuyện, còn điện thoại đổ chuông lại là chuyện khác. Bắt máy nghe thầy xưng “tôi, cậu” là Thắng đã biết “mức độ” bài làm của mình ra sao. Có những đêm, cứ 15 phút thầy lại gọi điện một lần để kiểm tra xem tính toán của Thắng đến đâu, đã đúng chưa. 
Công việc nghiên cứu đòi hỏi cao sự tỉ mẩn, kiên trì, tập trung mà nhiều khi kết quả mang lại không như ý. Có những lúc chán nản, đặc biệt là năm đầu tiên “bập” vào nghiên cứu, không có bất kỳ kết quả nào, Thắng muốn từ bỏ song được thầy động viên, rồi nghĩ đến bố mẹ, đến sự kỳ vọng của dòng họ (Thắng là người đầu tiên của dòng họ đỗ đại học) Thắng lại vượt qua. 
Có những đợt vào giai đoạn “nóng”, Thắng không ra khỏi cửa phòng trọ 1 tuần liền. Cuối cùng, sự đam mê, tập trung cao độ và luôn biết đặt mục tiêu phấn đấu theo từng giai đoạn đã mang lại những thành công đáng khích lệ, khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Thắng chia sẻ: “Bây giờ, mục tiêu của em là được chuyển thẳng lên nghiên cứu sinh mà không phải qua bậc thạc sĩ”. 
Mục tiêu này có lẽ không quá khó với Phạm Toàn Thắng, bởi với chàng sinh viên luôn hướng về phía trước này, “điều quan trọng nhất của mỗi con người là phải có mục tiêu phấn đấu. Có mục tiêu rồi thì sẽ có con đường đi và động lực để đi đến con đường ấy”. 
Phạm Toàn Thắng đã có 3 bài khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế ISI cùng với thầy là GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, trong đó có 2 bài báo trong danh mục SCIE, 1 bài báo trong danh mục SCI. Thắng còn có thêm 2 công trình nghiên cứu khoa học đã gửi đăng các tạp chí quốc tế ISI và đang chờ kết quả phản biện. Thắng được chọn là một trong 7 thanh niên xuất sắc tiêu biểu nhất của Thủ Đô Hà Nội tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần 3 năm 2014 và nhận Học bổng Odon Vallet của Tổ chức Khoa học Gặp gỡ Việt Nam trao tặng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.