Tìm ra giải pháp gỡ rối về điểm trông giữ xe ở Hà Nội?

Hình minh họa
Hình minh họa
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phối hợp với UBND TP Hà Nội trao giải cuộc thi “Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. Sau 8 tháng phát động cuộc thi, không có đơn vị đoạt giải nhất và Ban Tổ chức đã trao giải Nhì cho ý tưởng chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội cho liên danh 3 đơn vị, trong đó có 2 công ty nước ngoài.

Tình trạng thiếu điểm trông giữ các phương tiện giao thông cá nhân ở nội thành Hà Nội vẫn đang khiến người dân không khỏi bức xúc. 

Theo UBND TP Hà Nội, tính đến năm 2016, tổng số phương tiện giao thông trên địa bàn TP đạt khoảng 5,9 triệu phương tiện; tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 4,6%/năm. Trong đó, ở 4 quận lõi, tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 3.861ha, tổng diện tích đất dành cho các bãi đỗ xe chiếm khoảng 15,6%. Như vậy, tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh tại 4 quận này chỉ đạt khoảng 0,4% (trong khi yêu cầu tiêu chuẩn là từ 2 đến 3%).

Về điểm trông giữ xe, hiện tại, Hà Nội có khoảng hơn 900 điểm, trong đó hơn 600 điểm trên vỉa hè, 300 điểm dưới lòng đường. Đặc biệt, có khoảng 200 điểm là không có phép. Số tiền thu được từ các bãi trông giữ xe trái phép mỗi ngày là khá lớn. Trong khi đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội quản lý tới hơn 630.000 xe ô tô, 5.000.000 xe mô tô. Ước tính trung bình mỗi ngày, Hà Nội có 1.300 xe mô tô và khoảng 200 xe ô tô đăng ký mới.

Mặc dù đã từng có những quy hoạch xây dựng dự án bãi đỗ xe nhưng đến nay các khu này hầu như đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng khiến cho người dân rất khó khăn trong việc tìm chỗ gửi xe... Qua tìm hiểu, để giải quyết việc thiếu bãi đỗ xe, cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch mạng lưới không gian bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn bốn quận (tỷ lệ 1/2.000). Quá trình triển khai tiếp theo, UBND TP Hà Nội tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp. Trên thực tế, việc bố trí thêm bãi đỗ xe trên mặt đất là khó khả thi. Do vậy, lựa chọn các địa điểm thích hợp để xây dựng bãi đỗ xe ngầm là hướng đi phù hợp, theo xu hướng phát triển của nhiều đô thị trên thế giới.

Cùng với đó, để giải quyết triệt để vấn đề về ùn tắc giao thông, cũng như quy hoạch Hà Nội một cách đồng bộ, chính quyền Thủ đô đã nhiều lần tổ chức các hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia để có phương án giải quyết tình trạng trên. Thậm chí, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phối hợp với UBND TP Hà Nội trao giải cuộc thi “Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. Sau 8 tháng phát động cuộc thi, không có đơn vị đoạt giải nhất và Ban Tổ chức đã trao giải Nhì cho ý tưởng chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội cho liên danh 3 đơn vị, trong đó có 2 công ty nước ngoài.

Ý tưởng đoạt giải Nhì đã đưa ra 7 chiến lược nhằm chống ùn tắc giao thông cho Hà Nội. Thứ nhất, mở rộng đô thị phải đồng bộ với mở rộng mạng lưới giao thông, đô thị xây đến đâu phải có đường xây cùng đến đó, phát triển một cách đồng bộ. Thứ hai, cải tạo lại hệ thống giao thông dành cho các phương tiện cá nhân, tháo gỡ những nút giao gây ách tắc giao thông, bố trí thêm các bãi đỗ xe. Thứ ba, phát triển hệ thống giao thông công cộng, cụ thể là phát triển hệ thống xe buýt nhanh (BRT), hệ thống đường sắt đô thị.

Thứ tư, giải pháp “mềm” chuyển đổi dần nhu cầu, ý thức của người dân từ việc chuyển đổi xe máy, xe cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng. Thứ năm, đề ra biện pháp quản lý giao thông, những luật lệ giao thông mà mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành, trách ùn tắc. Thứ sáu, phát triển đô thị theo hình thức TOD, tức là phát triển các điểm khớp nối giao thông, phát triển theo định hướng ưu tiên giao thông công cộng. Cuối cùng là lộ trình để thực hiện những chiến lược trên theo ngắn hạn và dài hạn...

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, đối với từng phương án riêng lẻ đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, tổng hợp điểm mạnh của các phương án sẽ mang lại cho Hà Nội một phương án tổng thể tốt, có thể sử dụng trong thực tế. Từ đó, rút ra các giải pháp cho cơ quan quản lý áp dụng vào thực tiễn trong công tác chống ùn tắc giao thông. Như vậy, giải pháp và ý tưởng tháo gỡ vấn đề đã có, song quanh chuyện hạ tầng giao thông cho đến nay vẫn là câu chuyện nan giải chưa có hồi kết…

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.