Gỡ 'nút thắt' trong quản lý xe đạp điện

Xe đạp điện tai nạn
Xe đạp điện tai nạn
(PLO) - Thời gian gần đây, số lượng phương tiện giao thông là xe đạp điện phát triển mạnh. Với đối tượng sử dụng là học sinh, sinh viên, đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến xe đạp điện. Thực trạng này đòi hỏi cần sớm có biện pháp quản lý loại phương tiện này.

Tham gia giao thông cẩu thả

Theo ghi nhận trên các tuyến giao thông chính của Hà Nội như: Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy (quận Cầu Giấy), Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Trường Chinh (quận Đống Đa)… có thể dễ dàng chứng kiến cảnh hàng trăm học sinh, sinh viên đi xe đạp điện. Đáng nói, nhiều em khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang trên đường.

Trên đường đường trục chính của Khu đô thị Làng việt kiều, Văn Quán (quận Hà Đông) có khá nhiều xe đạp điện qua lại. Hầu hết, xe do học sinh độ tuổi học sinh trung học, phụ nữ điều khiển. Họ chạy xe xen lẫn với làn xe máy với tốc độ không mấy thua kém các phương tiện này. Khi đến các điểm rẽ, sang đường phần lớn người điều khiển xe đạp điện cũng không bật xi-nhan hoặc còi để xin đường.

Việc tham gia giao thông cẩu thả, tùy tiện như trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những vụ va chạm giao thông giữa xe đạp điện với các phương tiện khác. Từ đầu năm 2018 đến nay xảy ra hàng trăm trường hợp tai nạn liên quan đến xe đạp điện, trong đó có trường hợp tử vong. Điển hình là ngày 22/4, 4 học sinh THPT đi trên 2 xe đạp điện tại ngã tư giao QL8B và đường Lê Xuân Đào, địa bàn xã Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bị xe ô tô đâm.

Vụ tai nạn khiến khiến 1 em học sinh tử vong tại chỗ, 3 em khác thương nặng. Trước đó ít lâu, một cụ ông 82 tuổi cũng sử dụng xe đạp điện để lưu thông trên QL1 tại địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị xe BKS 43B-031.71 đâm, gây thương tích nặng.

Theo kết quả điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tỷ lệ cha mẹ học sinh ủng hộ việc điều khiển xe đạp điện và xe máy điện cần có chứng chỉ sát hạch kỹ năng lái xe lên tới 68% và 89%. Điều này cho thấy sự bức thiết trong quản lý và giám sát đối tượng học sinh đi xe đạp điện hiện nay. 

Cần sớm thắt chặt quản lý

Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đề xuất sửa quy định trong Luật Giao thông đường bộ đối với xe đạp điện. Theo đề xuất này, xe đạp điện sẽ được coi là phương tiện cơ giới để phục vụ quản lý lưu thông. Thông qua việc quản lý, các quy định bắt buộc sẽ góp phần trực tiếp hạn chế tai nạn giao thông. 

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện với loại phương tiện này đang tồn tại những hạn chế và chưa có phương cách quản lý cụ thể, hữu hiệu. Minh chứng dễ thấy là, một số tiêu chuẩn cơ bản được quy định đối với xe đạp điện như: có vận tốc thiết kế không quá 25km/h, công suất ắc quy không quá 250W, trọng lượng toàn bộ xe không được quá 40kg và có bàn đạp...

Hiện toàn quốc có hơn 310.000 xe đạp điện đã được cấp chứng nhận hợp tiêu chuẩn, được phép bán ra thị trường và lưu thông, trong đó hầu hết được sản xuất, lắp ráp trong nước. Tuy nhiên thực tế, số lượng xe đạp điện theo ước tính còn lớn hơn nhiều lần, do tình trạng sản xuất, lắp ráp chui hoặc nhập lậu.

Đáng quan tâm hơn cả là hiện Luật Giao thông đường bộ quy định xe đạp điện là loại xe thô sơ, không phải đăng ký như xe máy điện, xe máy nên xuất hiện nhiều xe không được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn tham gia giao thông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện này.

Đồng ý với quan điểm cần thắt chặt quản lý với loại hình phương tiện như xe đạp điện, theo Luật sư Lê Thế Vinh - Đoàn Luật sư Hà Nội, bên cạnh các quy định pháp lý mang tính ràng buộc chẳng hạn như độ tuổi điều khiển, chứng nhận điều khiển… giống các phương tiện ô tô, xe máy… các cơ quan chức năng cần phân loại rõ ràng loại xe đạp điện nào cần được coi như phương tiện cơ giới. Bởi lẽ, việc thống kê con số chính xác xe đạp điện hoạt động không dễ, số lượng xe được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận sản xuất, lắp ráp đưa ra thị trường hiện chiếm phần rất nhỏ so với số lượng thực tế.

Rõ ràng, việc siết chặt quản lý với phương tiện xe đạp điện hết sức cần thiết. Trong khi các cơ quan chức năng đang hoàn thiện các quy định về việc đăng ký và đăng kiểm chất lượng xe đạp điện, người dân phải tự chủ động trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên. Phụ huynh nên chọn mua phương tiện tại các cửa hàng, doanh nghiệp uy tín, các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ngoài ra, khi tham gia giao thông trên đường, bản thân người điều khiển xe đạp điện phải tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông như: đội mũ bảo hiểm khi lái xe, không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng trên đường... Đối với các em học sinh, nhà trường và gia đình cùng cần phối hợp để hướng dẫn, trang bị cho các em những kỹ năng tham gia giao thông an toàn, tránh để xảy ra các vụ tai nạn và va chạm đáng tiếc.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".